Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyên Anh
Thứ ba, 19/10/2021 - 15:44
(Thanh tra) - Những năm gần đây, May - Diêm Sài Gòn liên túc trúng thầu các dự án lớn, trong đó có dự án phát triển Khu dân cư tại thị trấn Vĩnh Bảo (Hải Phòng.
Liên tục trúng thầu nhiều dự án quy mô lớn
Thời gian gần đây, cái tên Công ty Cổ phần May - Diêm Sài Gòn đã thu hút nhiều sự chú ý khi liên tiếp trúng thầu hàng loạt dự án có quy mô lớn tại nhiều tỉnh, thành.
Mới đây nhất, doanh nghiệp này đã thông báo trúng thầu dự án khu hành chính - đô thị thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Dự án có diện tích đất sử dụng 261,62ha với tổng chi phí khoảng 813 tỷ đồng. Thời hạn và tiến độ thực hiện 36 tháng.
Dự án đầu tư xây dựng hình thành khu hành chính và đô thị thị trấn Đồng Đăng theo tiêu chuẩn đô thị loại IV, kết nối hạ tầng kỹ thuật với khu vực phụ cận, phát triển khu hành chính - đô thị theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của chính quyền đô thị, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
Trước đó, vào tháng 9 vừa qua, May - Diêm Sài Gòn là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án tổ hợp trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê tại khu vực chợ Sắt. Dự án này được thực hiện trên khu đất có diện tích 15.200 m2 tại phường Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng gồm công trình cao 40 tầng nổi và 2 tầng hầm với tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng.
Cũng trong tháng 9, doanh nghiệp này cũng đăng ký thực hiện dự án phát triển khu dân cư tại thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo của TP Hải Phòng. Dự án này sẽ đầu tư xây dựng 387 nhà ở liền kề với diện tích mặt bằng 90-120m2/căn, mặt tiền rộng 5-6m và cao tối đa 5 tầng với tổng mức đầu tư hơn 783 tỷ đồng.
Không chỉ tại Hải Phòng, May - Diêm Sài Gòn còn góp mặt trong hàng loạt dự án bất động sản có quy mô lớn ở nhiều tỉnh, thành khác như Yên Bái, Quảng Ninh, Sơn La, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đắk Nông, Gia Lai…
Các dự án nổi bật có thể kể đến như: Khu dân cư mới (nằm trong khu hành chính huyện, kết hợp khu dân cư thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, Gia Lai) có quy mô 18ha, tổng mức đầu tư gần 165 tỷ đồng; khu dân cư Nam Cổ Đam (phường Lam Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa) có tổng diện tích 26,8ha và mức đầu tư trên 532 tỷ đồng; khu dân cư đô thị Bắc Phố Châu 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) với tổng mức đầu tư 403 tỷ đồng...
Nam tiến từ năm 1948…
May - Diêm Sài Gòn có trụ sở tại 346 Bến Vân Đồn, phường 1, quận 4, TP HCM, tiền thân là Nhà máy Diêm Bến Thủy (Vinh) được thành lập từ những năm 20 đầu thế kỷ XX.
Năm 1948, công ty được dời vào Sài Gòn và đổi tên thành Hãng Diêm SIFA, hoạt động kinh doanh diêm.
Đến tháng 7/2004, công ty được cổ phần hóa và lấy tên là May - Diêm Sài Gòn (gọi tắt SMG). Vốn điều lệ ban đầu là 5,5 tỷ đồng, trong đó 36% phần vốn Nhà nước do Tổng Công ty Giấy Việt Nam nắm giữ. Doanh nghiệp này hiện đã chuyển hẳn từ kinh doanh diêm sang lĩnh vực bất động sản.
Đáng chú ý, May - Diêm Sài Gòn đã trải qua rất nhiều lần thay đổi người đại diện trước pháp luật trong 5 năm trở lại đây. Tính tới thời điểm hiện tại, Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp này là một doanh nhân 9x có tên Nguyễn Xuân Hoàng (sinh năm 1991).
May - Diêm Sài Gòn được biết tới là chủ đầu tư dự án khu cao ốc Hòa Bình, nay đổi tên là The GoldView, được xây dựng trên khu đất trụ sở công ty rộng hơn 2,3 ha tại 346 Bến Vân Đồn, TP.HCM. Dự án The GoldView có tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng, đã được nghiệm thu hoàn thành vào tháng 12/2017, tuy nhiên, các giao dịch, thông tin liên quan đến The GoldView hiện gắn nhiều với cái tên của một tập đoàn đa ngành lớn phát triển kinh doanh trải dài từ bất động sản, ngân hàng, tiêu dùng... - với tư cách nhà quản lý, điều hành và phát triển dự án.
Bản thân tập đoàn này cũng là nhà đầu tư lập quy hoạch chi tiết 1/500 dự án khu đô thị phía Đông, thị trấn Đồng Mỏ. Quy hoạch được UBND huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) phê duyệt tháng 11/2018.
Một điểm trùng hợp có liên quan, để có được phần vốn cần đảm bảo cho dự án khu đô thị phía Đông, May - Diêm Sài Gòn đã vay vốn và sử dụng cam kết cấp tín dụng bởi chính ngân hàng thương mại cổ phần có liên quan tới tập đoàn trên với giá trị 1.371 tỷ đồng.
Ngân hàng này cũng được biết tới là nhà tài trợ vốn cho dự án The GoldView và nhiều dự án khác do chính công ty trên vận hành, quản lý. Đây là ngân hàng do đôi vợ chồng doanh nhân đại gia trở về từ Đông Âu sáng lập và từng giữ chức Chủ tịch HĐQT.
Doanh thu sau giảm, tăng nhanh trở lại
Không chỉ liên tục thay người đại diện, kết quả kinh doanh của May - Diêm Sài Gòn cũng trồi sụt thất thường.
Sau giai đoạn 2016 - 2017 không ghi nhận doanh thu, công ty bất ngờ đạt mức doanh thu lên đến 5.256 tỷ đồng vào năm 2018.
Chỉ một năm sau, con số này lại sụt giảm mạnh xuống còn 813 tỷ đồng và tiếp tục rơi sâu xuống chỉ còn 22 tỷ đồng vào năm 2020.
Đáng chú ý, quy mô tài sản của May - Diêm Sài Gòn cũng biến động chóng mặt trong giai đoạn 2016 - 2020. Năm 2017, tổng tài sản của doanh nghiệp này tăng gần 21% lên đến 10.103 tỷ đồng mà không phát sinh doanh thu cũng như lợi nhuận.
Ngay năm 2018 sau đó, quy mô của May - Diêm Sài Gòn đã thu hẹp đáng kể xuống còn 5.860 tỷ đồng tuy nhiên doanh nghiệp lại ghi nhận kết quả kinh doanh đột biến. Tổng tài sản của doanh nghiệp bất động sản này tiếp tục giảm xuống 5.131 tỷ đồng vào cuối năm 2019 trước khi bất ngờ tăng vọt lên 10.222 tỷ đồng vào cuối năm vừa qua.
Số liệu báo cáo tài chính 3 năm gần đây cho thấy tỉ suất lợi nhuận gộp bình quân của May - Diêm Sài Gòn khoảng 25 - 30%, doanh thu 3 năm gần nhất đạt hơn 6.000 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu khoảng 60-70%. Phía công ty này khẳng định, nợ ngắn hạn có chi phí thấp, điều kiện vay linh hoạt, do vậy, đây là cơ cấu vốn tương đối ổn định và ít rủi ro.
Mới đây, công ty là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê để thực hiện chỉnh trang đô thị tại khu vực chợ Sắt (Hải Phòng) với tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.
Cao Sơn
08:06 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh