Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vẫn loay hoay

Thứ ba, 23/07/2013 - 15:29

(Thanh tra)- Theo Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT), từ giữa năm 2012 đến nay, một số doanh nghiệp (DN) nước ngoài đã đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực này, cạnh tranh với các DN TMĐT trong nước, nhất là các website TMĐT (ECVN). Đây là một trong những xu hướng nổi bật nhất của TMĐT Việt Nam thời gian qua, hứa hẹn sự cạnh tranh lành mạnh và đòi hỏi các DN phải tạo dựng được thương hiệu để giữ chân khách hàng.

Hiệp hội TMĐT cũng cho rằng, khoảng cuối năm 2013, các DN nội và ngoại sẽ đầu tư nhiều hơn về chiều sâu, tái cấu trúc DN để bắt nhịp với nền kinh tế số.

TMĐT vẫn có sự khởi sắc được thể hiện ở việc một số loại hình, do được Nhà nước hỗ trợ như khai hải quan điện tử, tra cứu thông tin dệt may trực tuyến và ECVN, trang đấu thầu mua sắm công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự phát triển vượt bậc của viễn thông… Ngoài các hoạt động hỗ trợ TMĐT từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước kể trên, với hàng loạt loại hình TMĐT khác ra đời và phát triển nhanh như các sàn giao dịch trực tuyến, game online, hệ thống trang web của cộng đồng DN… có thể khẳng định TMĐT Việt Nam đang ngày càng phát triển. Ngoài sự tăng trưởng về số lượng website thì sự tăng trưởng về ngành nghề kinh doanh TMĐT cũng mang lại một cái nhìn lạc quan.

Tuy nhiên, tỷ lệ người dân chưa tham gia TMĐT cao, với nhiều lý do, như không có thẻ tín dụng hoặc các loại thẻ thanh toán qua mạng; khó kiểm định chất lượng hàng hóa; lo ngại khi cung cấp số thẻ tín dụng lên mạng; không tin tưởng đơn vị bán hàng qua mạng…

Với những lý do này đủ để TMĐT khó cất cánh và các DN phải kiên trì tạo dựng thương hiệu, đồng thời xúc tiến tiếp thị bài bản đến người tiêu dùng. Nếu không, càng về lâu dài, DN ngoại như Vancl, Alibaba và eBay… sẽ trở thành đối thủ nặng ký đối với các sàn giao dịch ở Việt Nam như vatgia.com hay chodientu.vn.

Vì thế, nếu DN Việt không chịu thay đổi tư duy ăn xổi ở thì, không biết tập trung vào các thị trường cụ thể, tìm trực tiếp các đối tác uy tín và ký kết các hợp đồng có giá trị dù nhỏ để giảm thiểu rủi ro… thì thương hiệu sẽ không thể bền lâu, khó chiếm lĩnh thị trường nội địa cũng như quốc tế. Và thực tế, các DN, nhất là DN vừa và nhỏ hiện đang rất tích cực đầu tư vào kênh xuất khẩu trực tuyến, để chủ động hơn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, mở rộng kinh doanh, tránh rủi ro.

Ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc phụ trách thị trường Việt Nam của Tập đoàn Alibaba.com cho biết: “Mặc dù TMĐT đang là xu hướng tất yếu nhưng các DN Việt cơ bản vẫn non trẻ, không chịu khó tìm đối tác, mở một gian hàng online rồi để đấy, các kỹ năng chăm sóc khách hàng hầu như thiếu, nên khách hàng nản. Ngay như phải có bộ phận online vào ban đêm để tiếp cận với các thị trường lệch múi giờ với Việt Nam thì gần như các DN Việt không chịu khó đầu tư công sức. Cứ như thế, bao giờ các mặt hàng Việt Nam mới có thương hiệu với các thị trường lớn và đủ sức cạnh tranh với các DN ngoại hung hậu đang đặt chân vào thị trường TMĐT Việt Nam”.

Các DN ngoại tham gia TMĐT đã giúp cho các giao dịch TMĐT xuyên biên giới ngày càng phát triển mạnh, kèm theo đó là các phương thức thanh toán rất đa dạng. Không nhất thiết phải chuyển tiền qua ngân hàng, người sử dụng dịch vụ có thể chuyển tiền trực tiếp cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài qua các loại thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng cá nhân. Đây đang là một mảng trống trong quản lý Nhà nước, trở thành "miền đất hứa" cho các hoạt động phi pháp xuyên biên giới như đánh bạc, rửa tiền, buôn lậu… và còn làm "hụt" một khoản tiền thuế cho ngân sách.

Để kiểm soát lượng tiền chuyển ra nước ngoài qua các giao dịch thanh toán, một số ngân hàng như Vietcombank, Techcombank đã triển khai áp dụng mã chuyển tiền cho một số loại hình dịch vụ. Theo đó, có một số mã chỉ được phép thanh toán giao dịch trong nước, không được phép chuyển tiền ra nước  ngoài.

Rõ ràng, sự xuất hiện của các ông lớn tại Việt Nam trong lĩnh vực TMĐT đem đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn, cho thấy dấu hiệu tích cực trong tương lai. Việc này đòi hỏi DN nội phải có nhiều đột phá trong chăm sóc khách hàng, cách tiếp thị và chất lượng sản phẩm để giữ thị phần.

Mai Châu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm