Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vẫn còn khó khăn, trở ngại

Hải Hà

Thứ sáu, 01/04/2022 - 06:36

(Thanh tra)- Năm 2021 chỉ có 2 dự án hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) tại Hà Nội được khởi công theo kế hoạch, còn lại 41 dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”. Trong năm nay, TP quyết tâm khởi công 41 dự án còn lại. Tuy nhiên, việc xây dựng các CCN tại Hà Nội vẫn còn khó khăn, trở ngại.

Việc xây dựng các CCN tại Hà Nội vẫn còn khó khăn, trở ngại. Ảnh: Hải Hà

1 năm chỉ khởi công được 2/43 dự án

Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, năm 2021, TP giao kế hoạch khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 43 CCN. Tuy nhiên, mới có CCN làng nghề Đại Thắng và CCN làng nghề Phú Túc (huyện Phú Xuyên) được khởi công, còn lại hầu hết đều chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.

Sở Công thương lý giải nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là theo quy định, có trên 10ha đất lúa phải trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương chuyển đổi, trong khi đó đến nay mới có 2/20 cụm có văn bản chấp thuận chủ trương. Ngoài ra, còn có khó khăn do việc quy chủ, xác minh nguồn gốc đất, một số hộ xây dựng công trình trên đất nông nghiệp chưa được xử lý nên ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án…

Xác định phát triển các CCN là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Năm 2022, TP Hà Nội quyết tâm khởi công 41 dự án còn lại. Dự án CCN Song Phượng (xã Song Phượng, huyện Đan Phượng) được TP yêu cầu khởi công trong năm 2022.

Theo Chủ tịch UBND xã Song Phượng Bùi Anh Tùng, dự án có tổng diện tích thu hồi gần 69.000m2 đất, trong đó có gần 60.000m2 là đất 112 hộ dân đang sử dụng. Đến nay, UBND huyện Đan Phượng đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của 54 hộ, cá nhân với diện tích gần 28.000m2. Chủ đầu tư dự án đã chi trả cho 39 hộ (diện tích gần 20.000m2).

Tuy nhiên, ông Bùi Anh Tùng cho biết, ở dự án này còn khoảng 20 hộ gặp vướng mắc trong thu hồi đất do chủ sử dụng đất đã mất, sai thông tin về diện tích hoặc chưa phối hợp kê khai kiểm đếm.

Khó khăn trên cũng xảy ra ở dự án CCN Hồng Hà (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng). Dự án có diện tích đất thu hồi 60.000m2. Đến nay, huyện đã ra thông báo thu hồi đất của 131/150 hộ, còn 19 hộ chưa ra thông báo do chủ hộ mất, chuyển nhượng đất không có giấy tờ, sai lệch diện tích…

"Trong 131 hộ ra thông báo chỉ có 72 hộ đã kê khai, kiểm đếm, số hộ còn lại chưa chấp hành; trong đó, một số hộ yêu cầu mức chi trả bồi thường cao hơn giá Nhà nước quy định" - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng Lê Văn Mạnh nói về khó khăn khi triển khai dự án.

Còn tại huyện Gia Lâm, theo ông Nguyễn Tiến Hoàng - Trưởng phòng Kinh tế, trên địa bàn huyện có dự án CCN Phú Thị giai đoạn 2 (diện tích 32,47ha) có hơn 10ha đất lúa, theo quy định cần có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. UBND huyện Gia Lâm đã có 2 văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nhưng đến nay chưa có kết quả.

Kiểm tra, đôn đốc, gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương

Để gỡ khó trong xây dựng các CCN, mới đây, UBND TP Hà Nội đã  ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND về quản lý, đầu tư phát triển CCN trên địa bàn TP Hà Nội năm 2022.

Kế hoạch đặt ra mục tiêu tạo bứt phá mạnh mẽ trong phát triển CCN trên địa bàn TP, từ đó hoàn thành các chỉ tiêu trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về "đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và Phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025".

Cùng với đó, UBND TP Hà Nội cũng ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND khắc phục những hạn chế, khuyết điểm về đầu tư hạ tầng CCN còn chậm tiến độ trên địa bàn.

Theo kế hoạch này, TP yêu cầu nhanh chóng hoàn thiện thủ tục, điều kiện để phấn đấu khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 41 CCN đã có quyết định thành lập giai đoạn 2019-2020 trong năm 2022.

Một số CCN có tính đặc thù, còn khó khăn, vướng mắc có thể được xem xét xác định thời gian khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế.

Đáng lưu ý, tại kế hoạch, TP yêu cầu, lãnh đạo các sở, ban, ngành và chủ tịch UBND huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chịu trách nhiệm toàn diện về triển khai kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, rút ngắn tối thiểu 50% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính…

Thực hiện chỉ đạo của TP, Sở Công thương đang triển khai các giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ khởi công các dự án. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là Sở sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ để UBND TP trình Thủ tướng Chính phủ xin chuyển đổi đất lúa; cùng với đó là hoàn thiện ngay việc cấp giấy phép xây dựng với các CCN đủ điều kiện…

Sở Công thương cho biết, sẽ đôn đốc các chủ đầu tư, địa phương xin điều chỉnh, gia hạn tiến độ thực hiện dự án đối với các CCN đã hết hạn; lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường…

Còn tại địa phương, Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm chia sẻ, huyện phấn đấu giải quyết nhanh nhất các vấn đề về đất đai, giải phóng mặt bằng trong thẩm quyền. Với dự án CCN Phú Thị giai đoạn 2, chủ đầu tư cam kết sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan, sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng để có thể khởi công vào tháng 9/2022.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024
Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước

Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước

(Thanh tra) - Chiều 21/11, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024 nghe và cho ý kiến vào báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Trong đó, nổi lên việc thu ngân sách Nhà nước của tỉnh năm 2024 đạt hơn 50.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.

Văn Thanh

12:43 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm