Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Từ đầu tháng 04 Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sẽ chạy đủ 100% công suất

Kim Thanh

Thứ ba, 22/02/2022 - 13:00

(Thanh tra) - Từ ngày 28/1/2022 đến nay, lực lượng quản lý thị trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tại các địa phương, có phát hiện một số đơn vị kinh doanh đóng cửa, tạm ngừng hoạt động hoặc bán nhỏ giọt và đã kịp thời xác định nguyên nhân, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.

Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn do Công ty TNHH Lọc hoá dầu Nghi Sơn vận hành. Ảnh: Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Việc thiếu xăng dầu cục bộ sẽ sớm được giải quyết

Ngày 22/2/2022, Bộ Công Thương cho biết, theo báo cáo của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, do khó khăn về tài chính nên Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã phải cắt giảm công suất sản xuất trong thời gian vừa qua (hiện đang chạy ở mức 55-60% công suất). Do đó, việc giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước trong tháng 2 đã bị giảm so với kế hoạch bình quân giao hàng theo tháng khoảng 43% (kế hoạch giao là 680.000 m3, thực tế giao khoảng 390.000 m3; trong đó xăng giảm 18% và dầu DO giảm 57%). Dự kiến tháng 3 cung cấp khoảng 80% so với kế hoạch theo tháng (kế hoạch giao 680.000 m3 nhưng dự kiến giao hàng là 540.000 m3 trong đó xăng giảm 5%, dầu giảm 30%). Hiện, nhà máy báo cáo sẽ sản xuất 100% công suất từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 5 nhưng chưa có kế hoạch giao hàng cho các thương nhân đầu mối kinh doanh vào tháng 4 và tháng 5, đặc biệt sau tháng 5 chưa rõ về khả năng duy trì sản xuất (năm 2021 Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sản xuất 6,7 triệu m3 xăng dầu, chiếm 34% sản lượng xăng dầu tiêu thụ cả nước).

Theo báo cáo của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, do nguồn cung xăng dầu trong nước thời gian vừa qua giảm nên từ cuối tháng 01/2022, Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn đã nâng công suất lên 103% và từ ngày 07/2/2022 đã nâng công suất lên 105%. Theo đó, Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn sẽ cung cấp cho thị trường 300.000 m3 xăng và 300.000 m3 dầu mỗi tháng. Tuy nhiên, mức tăng thêm 5% (tương đương 28.000 m3 xăng dầu) chưa đủ bù đắp lượng thiếu hụt do Nhà máy Nghi Sơn giảm công suất (năm 2021 Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn sản xuất 7,2 triệu m3 xăng dầu, chiếm 35,7% sản lượng xăng dầu tiêu thụ cả nước).

Về nguồn cung xăng dầu trên thị trường trong nước, lượng xăng dầu tồn kho tại các doanh nghiệp đầu mối đầu tháng 2 còn khoảng 1,3 triệu m3 các loại (xăng 620 nghìn m3 xăng, 650 nghìn m3 dầu diesel, chưa kể lượng tồn kho của các thương nhân phân phối và đại lý); dự kiến lượng mua vào để cung ứng cho thị trường trong tháng 2/2022 khoảng 2,39 triệu m3 (trong đó 990 nghìn m3 các loại từ nguồn trong nước và 1,4 triệu m3 từ nguồn nhập khẩu).

Với nhu cầu khoảng 1,8 - 2 triệu m3 xăng dầu các loại/tháng, nguồn cung như trên đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong tháng 2/2022 và dự trữ gối đầu sang tháng 3.

Báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cho biết, lượng tồn kho xăng dầu tại các doanh nghiệp hiện ở mức (ngày 20/02/2022) là khoảng 1,2 triệu m3, (trong đó gồm  500.000 m3 xăng và 700.000 m3 dầu). Dự kiến lượng nhập khẩu từ nay đến hết tháng 02/2022 khoảng 650.000 m3 xăng dầu các loại, bảo đảm cung ứng cho thị trường.

Sang tháng 3, lượng cung xăng dầu cho thị trường từ nguồn trong nước vẫn thấp so với các tháng thông thường do lượng cung ứng hàng từ sản xuất trong nước giảm mạnh trong tháng 2 và đầu tháng 3. Tuy nhiên, tồn kho từ tháng 02/2022 chuyển sang vẫn bảo đảm, cùng với việc Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đã có kế hoạch sẽ chạy 85% công suất từ 15/3/2022 và từ đầu tháng 04 sẽ chạy đủ 100% công suất. Đồng thời các thương nhân đầu mối cũng sẽ tiếp tục có kế hoạch nhập khẩu xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước theo chỉ đạo (nếu Nhà máy Lọc dầu Nghị Sơn không bảo đảm lượng cung ứng như kế hoạch).

Với tình hình cung ứng xăng dầu như trên cùng với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và việc điều hành giá xăng dầu theo hướng bám sát diễn biến giá thị trường thế giới, việc thiếu xăng dầu cục bộ sẽ sớm được giải quyết, cung - cầu xăng dầu cho thị trường trong nước thời gian tới cơ bản ổn định.

Thanh tra việc việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Công điện số 517/CĐ-BCT về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu và sự chỉ đạo quyết liệt của UBND các tỉnh, thành phố liên quan đến lĩnh vực này, trong những ngày trước và sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã thực hiện triệt để các nhiệm vụ được giao tại công điện, tiến hành công tác quản lý địa bàn, biện pháp nghiệp vụ và phối hợp với các lực lượng chức năng trong Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố (Công an, Sở Công Thương) giám sát các loại hình kinh doanh xăng dầu theo từng địa phương, trong đó cụ thể có các phương án, kế hoạch để kiểm tra đột xuất ngay các đơn vị kinh doanh có dấu hiệu, hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu.

Theo báo cáo nhanh của các địa phương, từ ngày 28/1/2022 đến nay, lực lượng quản lý thị trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tại các địa phương, có phát hiện một số đơn vị kinh doanh đóng cửa, tạm ngừng hoạt động hoặc bán nhỏ giọt và đã kịp thời xác định nguyên nhân, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.

Báo cáo của lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương cho biết, các cửa hàng ngừng kinh doanh thời gian vừa qua do khá nhiều nguyên nhân như không có đủ nguồn cung xăng dầu từ các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối hoặc nhu cầu tăng tại nhiều điểm cần cấp xăng dầu trong cùng một thời điểm nên hệ thống xe chuyên chở của các thương nhân cấp hàng không kịp phục vụ (gồm khoảng 26 cửa hàng); nhiều cửa hàng tiến hành sửa chữa hoặc giải thể không kinh doanh có thông báo với cơ quan quản lý nhà nước (khoảng 37 cửa hàng); không có đủ nhân lực để kinh doanh tại các cửa hàng, ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19 - chủ cửa hàng, nhân viên bán hàng nhiễm bệnh... (khoảng 67 cửa hàng); ngừng bán trái phép 02 cửa hàng.

Ngày 10/02/2022, Bộ Công Thương đã triển khai đoàn kiểm tra trực tiếp đến các địa bàn một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long để kiểm tra việc bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Một số doanh nghiệp có hiện tượng hạn chế bán hàng ra để chờ tăng giá đã được Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn các tỉnh xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định.

Ngày 15/2, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ký quyết định thành lập 03 đoàn thanh tra chuyên ngành với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, theo đó các đoàn thanh tra sẽ thanh tra việc việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm