Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 07/03/2020 - 21:27
(Thanh tra) - Thông tin trên được Sở Công thương Hà Nội đưa ra tại cuộc họp khẩn của Bộ Công thương chiều nay (7/3) về các biện pháp đảm bảo nguồn cung trong nước, ổn định thị trường hàng hóa, tránh găm hàng, truyền thông xuyên suốt tránh tâm lý bất ổn của người dân về việc thiếu hàng hóa.
Theo báo cáo của các doanh nghiệp, chỉ riêng đêm ngày 6/3 và sáng sớm ngày 7/3, lượng hàng dự trữ tăng gấp 4 - 5 lần ngày bình thường. Ảnh: PV
Theo Sở Công thương TP Hà Nội, ngay khi Chính phủ công bố dịch Covid - 19 vào đầu tháng 2/2020 và đặc biệt là tối ngày 6/3, TP Hà Nội công bố có 1 ca nhiễm dịch đã xảy ra tình trạng một số người dân đã đổ xô đi mua hàng dự trữ các mặt hàng thiết yếu (sản phẩm tươi sống, rau củ, quả, dầu ăn, mỳ tôm…) và một số mặt hàng khác như khẩu trang, nước rửa tay, giấy vệ sinh, nước đóng chai .
Trước tình hình đó, ngay từ đầu tháng 2/2020, Sở Công thương đã chủ động tiếp tục triển khai công tác bình ổn thị trường sau tết theo chương trình bình ổn thị trường của thành phố, các doanh nghiệp tham gia bình ổn vẫn trong các tháng thực hiện chương trình nên hàng hóa vẫn đáp ứng đầy đủ, giá cả ổn định không tăng (một số mặt hàng thiết yếu giá còn thấp hơn so với ngoài chợ dân sinh), khách đến mua tại các siêu thị tăng hơn, tăng trưởng của các siêu thị trong tháng 2 vẫn tăng từ 15- 20%. Khi xảy ra dịch Sở đã chủ động yêu cầu các hệ thống phân phối tăng cường dự trữ hàng hóa.
Báo cáo của các doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp đã có phương án triển khai ngay từ đầu tháng 2, lượng hàng hóa dự trữ phòng chống dịch đã tăng 30% - 40%. Chỉ riêng đêm ngày 6/3 và sáng sớm ngày 7/3, lượng hàng dự trữ tăng gấp 4 - 5 lần ngày bình thường.
Các doanh nghiệp như Vinmart hàng hóa tăng 40 lần, các nhà cung cấp đã lên kế hoạch phân bổ hàng hóa chuyển từ các tỉnh về cho hệ thống phân phối tại Hà Nội… Hệ thống siêu thị Coopmart tăng lượng dự trữ ngay tại các kho của Hà Nội, Bắc Ninh, lượng hàng tăng 30%, huy động tăng các cán bộ đi phục vụ 100%. Hệ thống BigC lượng hàng tăng từ 30-40%, bố trí cán bộ liên tục phục vụ hàng trong siêu thị, vận chuyển hàng hóa từ các kho về hệ thống phân phối... Các siêu thị cũng đẩy mạnh kênh bán hàng thương mại điện tử để phục nhu cầu nhân dân khi phòng chống dịch.
Sở Công Thương cũng đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch của thành phố trong đó tập trung vào cấp độ 3- 4; đảm bảo sẵn hàng hóa phục vụ nhân dân và phục vụ cho địa phương có khu vực cách ly. Chỉ đạo Phòng Quản lý công nghiệp nắm bắt kịp thời các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang, nước diệt khuẩn để đáp ứng nguồn cung phục vụ nhân dân.
Đồng thời, chỉ đạo các nhà cung cấp, các nhà sản xuất đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa cho các hệ thống phân phối và phục nhu cầu nhu cầu của nhân dân.
Chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra. Thành lập các tổ công tác đi kiểm tra, nắm bắt tình hình hàng hóa giá cả, báo cáo trong ngày để chỉ đạo kịp thời.
Sở đã có văn bản đề nghị Cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát không để hiện tượng găm hàng, bán tăng giá, không niêm yết giá…
Trong bất kỳ tình huống nào, các hệ thống phân phối của Hà Nội cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân kể cả khi lượng mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hàng hóa đầy đủ trong hệ thống không để địa bàn bị trống hàng, thiếu hàng.
Sở Công thương đề nghị người dân yên tâm, không nên dự trữ hàng hóa khi có dịch xảy ra, tăng cường hình thức mua sắm onile để tránh gây tập trung đông người.
Lê Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền