Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ hai, 20/09/2021 - 07:00
(Thanh tra) - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Thanh Hóa đã chủ động thực hiện nhiệm vụ, linh hoạt trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm của các tổ chức, cá nhân, tạo được sự đồng thuận, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội, ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Lực lượng QLTT Thanh Hóa thực hiện linh hoạt nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong tình hình dịch Covid -19. Ảnh: VT
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đã linh hoạt triển khai cho toàn lực lượng nắm chắc địa bàn, theo dõi diễn biến tình hình thị trường, giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng có nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid -19.
Bên cạnh đó, chủ động thực hiện hướng dẫn các doanh nghiệp, đơn vị, hộ kinh doanh tham gia hoạt động thương mại tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng… thực hiện đeo khẩu trang tại địa điểm kinh doanh và khuyến cáo, nhắc nhở khách hàng phải thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.
Cục QLTT còn cử lực lượng theo dõi sát diễn biến giá cả, hàng hóa trên thị trường, tổ chức tác trinh sát, nắm bắt nguồn tin, xây dựng phương án thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm phức tạp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường ở các địa phương nhằm ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, lực lượng QLTT đã tập trung vào các mặt hàng trọng điểm như quần áo, giày dép, lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, đường, hoa quả, rượu bia, thuốc lá, xì gà, nước giải khát, động vật và sản phẩn chế biến từ động vật, hàng điện tử, điện lạnh, thuốc lá, nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và vị thuốc y học cổ truyền…
Các đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn được giao quản lý, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai “Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm” với chủ đề “đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới” năm 2021. Tập trung thanh tra, kiểm tra các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thực phẩm chế biến, bao gói sẵn, các mặt hàng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Công thương. Do đó, trong lĩnh vực này đã kiểm tra 34 vụ, xử lý 33 vụ, phạt vi phạm hành chính 68,45 triệu đồng, trị giá hàng hóa tịch thu và tiêu hủy 16,1 triệu đồng.
Thực hiện các chuyên đề, kế hoạch đã được phê duyệt, Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đã xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng hóa gian lận nguồn gốc xuất xứ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, các website, mạng xã hội, các ứng dụng bán hàng trực tuyến...
Tăng cường hỗ trợ, giám sát, kiểm tra việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản của các địa phương có sản lượng nông sản lớn, sản xuất tập trung, đảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, ông Nguyễn Văn Hùng, quyền Cục trưởng Cục QLTT Thanh Hóa cho biết: Từ đầu năm 2021đến nay, Cục QLTT Thanh Hóa đã chủ động linh hoạt trong hoạt động nhiệm vụ, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý, tạo được sự đồng thuận, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Trong công tác đấu tranh hoạt động thương mại điện tử hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ số để kinh doanh ngày càng gia tăng. Các đối tượng lợi dụng kinh doanh thương mại điện tử để thực hiện hành vi bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những đối tượng này thường có trình độ và am hiểu nhất định về công nghệ thông tin hoặc có đội ngũ kỹ thuật chuyên trách việc này, tận dụng mọi thành tựu tiên tiến nhất của công nghệ để kinh doanh các mặt hàng vi phạm và tận dụng công nghệ để lẩn tránh cơ quan chức năng, xóa bỏ dấu vết giao dịch, ẩn danh trên mạng internet, gây khó khăn cho việc xác minh thông tin.
Ngoài ra, các đối tượng vi phạm cũng chuyển hướng kinh doanh, vận chuyển hàng lậu, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, giả mạo nhãn mác, xuất xứ, không rõ nguồn gốc… qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh nhằm tránh sự thanh tra, kiểm tra, phát hiện của các lực lượng chức năng. Hàng hóa được vận chuyển về tập kết tại các kho hàng của công ty chuyển phát nhanh, kho hàng hóa nội địa của các công ty dịch vụ hàng không, sau đó chuyển đến các khách hàng, mặt hàng chủ yếu là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử…
Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng QLTT, quan công tác thanh tra, kiểm tra, kết quả 9 tháng năm 2021 Cục QLTT đã thanh tra, kiểm tra 1.840 vụ, trong đó xử lý về hàng cấm, hàng nhập lậu 228 vụ, xử lý về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ 129 vụ, về giá 425 vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm 403 vụ, xử lý vi phạm kinh doanh khác 384 vụ. Tổng số tiền thu về ngân sách Nhà nước hơn 4,6 tỷ đồng, trong đó xử phạt vi phạm hành chính hơn 4 tỷ 165 triệu dồng, tiền bán hàng tịch thu 447,9 triệu đồng.
“Trong bối cảnh của đại dịch Covid -19 đang ảnh hưởng đến nền kinh tế thị trường cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng, Cục QLTT Thanh Hóa đã linh hoạt trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với các vụ việc và kiểm tra doanh nghiệp, tránh tình trạng bức xúc, gây khó dễ trong công tác thnah tra, kiểm tra. Trong thực thi nhiệm vụ, lãnh đạo Cục QLTT đã quán triệt các cán bộ phải nghiêm túc thực các chỉ thị, văn bản chỉ đạo của cấp trên về phòng chống dịch Covid -19. Khi đi làm cán bộ QLTT phải nghiêm túc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, đồng thời thực hiện thông báo quy định hạn chế việc tiếp đón khách tới làm việc trong thời gian phát dịch hoặc có nguy cơ bùng phát dịch. Tất cả khách khi vào cơ quan đều phải khai báo y tế, tiến hành đo thân nhiệt đảm bảo bình thường mới được vào làm việc, cấp phát và yêu cầu đeo khẩu trang y tế, rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc nước rửa tay khô”, ông Hùng thông tin.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.
Cao Sơn
08:06 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh