Theo dõi Báo Thanh tra trên
(Thanh tra) - Buôn Ma Thuột là thành phố đầu tiên ở Tây Nguyên được Quốc hội thí điểm trao một số cơ chế, chính sách đặc thù. Với cơ chế này, doanh nghiệp sẽ có những ưu đãi đặc biệt khi đầu tư.
Trung tâm ngã 6 thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: Ngọc Giàu
Trải “thảm đỏ” cho nhà đầu tư
Một mùa Xuân mới lại về, người dân thành phố Buôn Ma Thuột đang tất bật, chuẩn bị mọi thứ để đón Tết cổ truyền đầm ấm, đủ đầy. Năm nay mưa thuận gió hoà, giá cả các loại nông sản tăng cao nên đời sống, công việc làm ăn của người dân gặp nhiều may mắn, có của ăn của để.
Đây là năm thứ 2 thành phố Buôn Ma Thuột triển khai Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Với cơ chế đặc biệt này thành phố Buôn Ma Thuột có thêm nguồn lực, sớm trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Ông Vũ Văn Hưng - Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, thành phố đang triển khai 5 cơ chế, chính sách đặc thù mà Nghị quyết Quốc hội đã thông qua gồm: Quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước; phân cấp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch; ưu đãi thu hút đầu tư; ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt. Với cơ chế đặc thù trên, nhà đầu tư sẽ có nhiều ưu đãi đặc biệt, hấp dẫn.
Đối với các dự án đầu tư vào thành phố Buôn Ma Thuột thuộc các lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản (trừ các dự án đầu tư sản xuất, bảo quản, chế biến cà phê); du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, y tế, giáo dục và đào tạo (trừ các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư theo các chính sách xã hội hóa), sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng tái tạo, đầu tư kinh doanh trung tâm logistics... được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Đối với dự án đầu tư sản xuất, bảo quản, chế biến cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 30 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Ông Đoàn Xuân Trường - Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm xanh Thành Đồng cho biết, cơ chế đặc thù trong thu hút đầu tư rất có ý nghĩa với doanh nghiệp. Ở góc nhìn của một nhà đầu tư đang triển khai hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, ông cảm nhận rõ ý nghĩa của cơ chế đặc thù.
“Chính quyền thành phố rất quan tâm đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, từ nguồn lực của cơ chế đặc thù, thành phố càng quan tâm, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp nâng cao được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, mở rộng chuỗi liên kết. Cụ thể, doanh nghiệp được hỗ trợ xây nhà xưởng chế biến, hỗ trợ kinh phí mua trang thiết bị, hỗ trợ mở rộng chuỗi liên kết, hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực... Hỗ trợ kết nối chuỗi tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận các sàn thương mại điện tử, tập huấn nâng cao năng lực quản trị”, ông Trường nói.
Ông Trường thông tin thêm, Làng Nấm Thành Đồng (thôn 6, xã Hoà Khánh, thành phố Buôn Ma Thuột) của công ty vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk công nhận là “điểm du lịch”. Từ đây, doanh nghiệp có thêm hướng phát triển mới, vừa sản xuất nấm theo hướng chế biến sâu, vừa khai thác tiềm năng du lịch sinh thái ngay trong thành phố. Ông mong muốn, tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
“Thời gian tới, công ty hướng đến chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp. Chúng tôi rất cần nhiều các nguồn lực về kinh tế cũng như các chế độ ưu đãi cho doanh nghiệp. Đặc biệt công ty mong muốn tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất, kinh doanh”, ông Trường bày tỏ.
Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp
Bên cạnh việc thực hiện các chính sách ưu đãi, lãnh đạo thành phố Buôn Ma Thuột còn quan tâm hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
Đơn cử, tháng 11/2024, UBND thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn nhằm lắng nghe ý kiến, đóng góp, giải đáp những kiến nghị cũng như đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn của doanh nhân, doanh nghiệp.
Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột Vũ Văn Hưng khẳng định, địa phương luôn tạo điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu, đầu tư theo đúng quy định và đúng các cam kết về cơ chế hỗ trợ, nhất là các cơ chế đặc thù trong thu hút đầu tư theo Nghị quyết Quốc hội đã thông qua.
Theo thống kê, tính đến tháng 10/2024, toàn thành phố có 4.916 doanh nghiệp đang hoạt động; 131 hợp tác xã, 16.823 hộ kinh doanh hoạt động ổn định; kinh tế tập thể có nhiều chuyển biến, các hợp tác xã được tổ chức lại và từng bước hoạt động theo cơ chế thị trường.
Hiện các doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề về chính sách đất đai; thủ tục thuê đất xây dựng cơ sở sản xuất trong Cụm công nghiệp Tân An; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc thù cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt, doanh nghiệp quan tâm về chính sách hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, thủ tục hành chính…; kế hoạch của thành phố nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và công bằng hơn nữa cho các doanh nghiệp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Buôn Ma Thuột là thành phố đầu tiên ở Tây Nguyên được Quốc hội thí điểm trao một số cơ chế, chính sách đặc thù. Với cơ chế này, doanh nghiệp sẽ có những ưu đãi đặc biệt khi đầu tư.
(Thanh tra) - Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của nền kinh tế thế giới trong năm 2024, trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu.
Thanh Thanh
Thùy Dương
Trần Quý
Trần Quý
Trần Quý
Trần Quý
Phương Anh
Thành Nam
Hoàng Nam
Hoàng Tuấn
Nam Dũng
Chí Công
Bùi Bình
Nhóm PV a lô Thanh tra
Văn Thanh