Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Thứ ba, 29/04/2014 - 11:53

(Thanh tra)- Đó là cam kết và khẳng định của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp (DN) năm 2014 diễn ra hôm qua (28/4).

Từ năm 2010 đến nay, trước sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều DN, đặc biệt DN vừa và nhỏ (VVN), không duy trì được sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.

Hàng loạt nghị quyết, văn bản luật, chính sách được ban hành quy định các giải pháp đồng bộ từ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, điều chỉnh lãi suất cho đến các hành động cụ thể như giãn, giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường đầu ra, hỗ trợ tiếp cận vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh… đã phần nào tháo gỡ các khó khăn của cộng đồng DN.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ năm 2011 đến nay đã 8 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14%/năm xuồng còn 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12%/năm xuồng còn 5%/năm, lãi suất qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ giảm từ 15%/năm xuống còn 8%/năm.

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng đến ngày 20/3/2014 ước chỉ tăng 0,61% so với tháng trước và giảm 0,57% so với tháng 12/2013. Đặc biệt, tín dụng cho các DN nhỏ và vừa tăng trưởng rất chậm (cả năm 2013 ước chỉ tăng 0,95% so với cuối năm 2012). DN khó tiếp cận được nguồn vốn vay, trong khi trong khi nguồn vốn của ngân hàng có thừa.

Khảo sát PCI 2013 với 8.093 DN dân doanh cũng cho thấy, trong tổng số khoảng 700 ý kiến phản ánh về những khó khăn gặp phải thì có tới 1.500 ý kiến (khoảng 22%) cho biết tiếp cận vốn là khó khăn hàng đầu. Gần 36% DN (đang có khoản vay) cho biết ngân hàng thương mại áp dụng điều kiện bất lợi (điều chỉnh lãi suất, điều kiện cho vay…). Đáng lưu ý, năm 2013 có tới 91% DN cho biết không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp.

Đơn giản thủ tục, mở rộng hình thức cho vay

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, do chưa xử lý được vấn đề nợ xấu và điều kiện cho vay còn ngặt nghèo, nên nhiều DN vẫn không thể tiếp cận được vốn ngân hàng và nhất là không thể tiếp cận được với mức lãi suất quy định vì phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức…

Để cải thiện tình hình, theo ông Lộc, cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và điều kiện cho vay, thực hiện những hình thức cho vay theo các chuỗi sản xuất và cung ứng, mở rộng bảo lãnh tín dụng; mở rộng hình thức cho vay tín chấp thông qua hệ thống đánh giá tín nhiệm DN, cho vay theo kế hoạch sản xuất kinh doanh chứ không chỉ dựa vào tài sản thế chấp; khẩn trương đưa Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa vào hoạt động, phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư tư nhân, quỹ tiên phong….

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, nhấn mạnh phải đổi mới khuôn khổ pháp lý, chính sách rõ ràng để DN và các bên tham gia một cách nhất quán, công bằng, minh bạch. “Đặc biệt, cần đơn giản thủ tục hành chính ở mức thấp nhất, hạn chế những rào cản từ thủ tục phức tạp và sự quan liêu”, bà Victoria Kwakwa nói. Nhấn mạnh nguồn vốn là đầu vào đặc biệt quan trọng đối với DN và những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong xử lý nợ xấu, bố trí các nguồn tín dụng cũng như tạo điều kiện để DN tiếp cận các nguồn tín dụng quốc tế là rất quan trọng, bà Kwakwa kiến nghị Chính phủ xây dựng khu vực tài chính mạnh để hỗ trợ cho DN hoạt động và có hiệu quả; tạo sự bình đẳng đối với DN tư nhân trong việc tiếp cận các nguồn lực từ tài chính đến đất đai…

DN phải tự vươn lên cạnh tranh bình đẳng

Phát biểu kết luận hội nghị, thay mặt Chính phủ ghi nhận những đóng góp quan trọng của cộng đồng DN đối với sự phát triển của đất nước, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Quy mô DN của nước ta nhỏ, vốn ít, sức cạnh tranh có tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, trong khi cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa ngày càng mạnh mẽ. “Nhiều ngành hàng rất khó khăn, chúng tôi hết sức chia sẻ, nhưng không còn cách nào khác bản thân DN phải vươn lên, cạnh tranh bình đẳng”.

Thủ tướng thẳng thắn đánh giá, các bộ, ngành, địa phương đã cố gắng tạo mọi điều kiện cho DN phát triển, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, vướng mắc. Vì vậy thời gian tới, Chính phủ cam kết cùng các bộ, ngành, địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi, cải thiện môi trường cạnh tranh, kinh doanh; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội… để cộng đồng DN yên tâm hơn phát triển sản xuất kinh doanh.

Cùng với đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo đúng quy định của Hiến pháp “DN được làm những gì pháp luật không cấm”; công khai minh bạch trong kinh doanh… Hỗ trợ DN bảo vệ thị trường trong nước với những hàng rào kỹ thuật bảo hộ sản xuất phù hợp với cam hết quốc tế; chống buôn lậu, làm hàng giả…   

Đối với những phản ánh của DN về thủ tục hành chính vẫn gây phiền hà, khó khăn, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, công khai, minh bạch thủ tục, nhất là ở lĩnh vực thuế, hải quan, thanh tra, kiểm tra, tiếp cận đất đai.

Thủ tướng cũng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo cụ thể, có phương án tiếp cận vốn thuận lợi để DN tiếp cận nguồn vốn vay, nhưng lưu ý không thể “tay không bắt giặc” DN phải nỗ lực khi tiếp cận nguồn vốn….

65,8% DN làm ăn thua lỗ

Giai đoạn 2011 - 2013, cả nước có thêm 224.200 DN thành lập mới, chiếm 40,9% tổng số DN được thành lập trong giai đoạn 1991 - 2010.

Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng liên tục bị ngắt quãng. Số lượng DN thành lập liên tục giảm sâu. Năm 2013 và quý I/2014, số lượng DN đăng ký thành lập mới có dấu hiệu tăng trở lại nhưng vốn đăng ký chỉ đạt 398.681 tỷ đồng, giảm 14,7% so với năm 2012 và giảm sâu so với 513.700 tỷ đồng năm 2011.

Tỷ lệ DN thua lỗ tăng đáng kể từ 25,14% năm 2010 lên 65,8% vào hết tháng 9/2013. Tỷ lệ DN kinh doanh có lãi giảm từ 64,12% năm 2010 xuống còn 34,2% vào hết tháng 9/2013.  Điều này dẫn đến, đóng góp của DN ở mọi thành phần kinh tế  vào ngân sách Nhà nước năm 2011 hơn 515 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5% so với 2010 nhưng năm 2012 chỉ hơn 556 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% so với năm 2011.

Nợ xấu của các DN nhỏ và vừa từ năm 2011 - 2013 tăng cả về giá trị lẫn tỷ lệ tổng dư nợ, từ 23.977 tỷ đồng năm 2011 lên 32.397 tỷ đồng năm 2012. 

Bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Tại hội nghị, đại diện các DN, hiệp hội DN đã phản ánh những khó khăn cũng như đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn, trong đó tập trung về việc vay vốn, tiếp cận thị trường, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng….

VCCI đã tập hợp và gửi báo cáo lên Thủ tướng trên 300 kiến nghị cụ thể của cộng đồng DN trong cả nước.

Các DN đề xuất, tiếp tục đổi mới bảo đảm trên thực tế sự bình đẳng của khu vực DN nhỏ và vừa tư nhân với các DN nhà nước, các DN lớn và khu vực FDI trong tiếp cận các nguồn lực, đất đai, tín dụng, các dự án đầu tư công.

Rút ngắn lộ tình giảm thuế thu nhập DN xuống 20% với DN lớn và 18% DN nhỏ và vừa; công bố bộ thủ tục hành chính liên quan đến DN trên cơ sở rà soát, loại bỏ trùng lắp giữa Luật DN, Luật Đầu tư và các luật chuyên ngành; đẩy mạnh cải cách tư pháp. “Mấy năm qua cho thấy sự yếu kém của các thiết chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đang của DN là một trong những điểm quan ngại hàng đầu của DN”, ông Vũ Tiến Lộc cho biết.

Ngoài ra, cộng đồng DN đề nghị thí điểm xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ và ưu đãi (về thuế, tín dụng, khoa học và công nghệ, lao động…) theo chuỗi cụm ngành thay vì chính sách hỗ trợ từng ngành và DN riêng lẻ; xem xét sửa đổi quy chế mậu dịch tiểu ngạch để ngăn chặn làn sóng hàng nhập lậu cạnh tranh không lành mạnh với hàng hóa sản xuất trong nước, đặc biệt là của khu vực DN nhỏ và vừa…

Hương Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024
Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.

Trần Quý

18:29 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm