Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 10/08/2017 - 15:45
(Thanh tra) - Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, trong thời gian qua tình hình vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu, mặt hàng đường kính nhập lậu diễn biến phức tạp, chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại địa bàn các tỉnh biên giới Tây Nam.
Lợi nhuận cao nên việc buôn lậu thuốc lá, đường kính trắng vẫn gia tăng. Ảnh minh họa: Internet
Hàng nhập lậu “áp đảo” hàng trong nước
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Long An trong 6 tháng đầu năm 2017, các lực lượng chức năng của tỉnh phát hiện, xử lý 1.098 vụ vi phạm về buôn lậu, vận chuyển, kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu; tịch thu 1.423.196 gói.
Ban Chỉ đạo 389 nhận định, mặt hàng nhập lậu qua biên giới của tỉnh chủ yếu là mặt hàng thuốc lá (trong đó Jet và Hero chiếm tỷ lệ trên 70%). Hoạt động buôn lậu qua biên giới của tỉnh theo 2 hướng tuyến cơ bản: Tuyến biên giới thị xã Kiến Tường - huyện Mộc Hóa - Vĩnh Hưng - Tân Hưng. Hàng lậu nhập qua tuyến này được chuyển về tiêu thụ ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, một phần chuyển về TP Tân An và TP Hồ Chí Minh tiêu thụ.
Tuyến biên giới huyện Đức Huệ và khu vực xã Phước Chỉ (huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) giáp ranh xã Mỹ Quý Đông (huyện Đức Huệ, Long An) chuyển hàng qua huyện Đức Hòa về TP Hồ Chí Minh tiêu thụ. Đây là tuyến buôn lậu chính, hoạt động vận chuyển hàng lậu qua tuyến này thường diễn ra và phức tạp.
Theo ước tính, 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng chức năng trên cả nước đã bắt giữ và tiêu hủy 3.195.150 bao thuốc lá nhập lậu các loại, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước
Một trong số nguyên nhân khiến thuốc lá nhập lậu gia tăng như hiện nay là giá thuốc lá ngoại giữa Campuchia và thị trường nội địa trong nước có mức chênh lệch rất cao. Cụ thể như thuốc lá Hero chênh lệch từ 8.000 - 10.000 đồng/bao, thuốc Jet 10.000 - 12.000 đồng/bao, thuốc Esse là 3.500 - 4.000 đồng/bao.
Do mức chênh lệch cao như vậy nên các đối tượng buôn lậu càng tăng cường hoạt động với nhiều thủ đoạn vận chuyển tinh vi, khó kiểm tra, khó phát hiện. Nhiều ổ nhóm đã thay đổi cung đường vận chuyển, mỗi lần vận chuyển chỉ mang số lượng ít từ 150 - 300 bao, thiết kế lại phương tiện để cất giấu hoặc đóng giả là người dân chở thực phẩm, chở cỏ rơm, giả làm sinh viên, học sinh đi học nhằm qua mắt lực lượng chống buôn lậu.
Cùng chung “số phận” với ngành sản xuất thuốc lá trong nước, các nhà máy sản xuất mía đường trong nước hiện cũng đang điêu đứng vì hàng tồn kho do không cạnh tranh nổi với đường nhập lậu giá rẻ.
Theo báo cáo tháng 6 của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), tính đến ngày 23/6, tồn kho tại các nhà máy đường là hơn 675.000 tấn, tại các công ty thương mại là hơn 40.000 tấn. Như vậy, lượng đường tồn kho trên cả nước khoảng trên 715.000 tấn.
VSSA nhận định, đây là mức tồn kho rất cao, chiếm hơn 50% so với lượng đường sản xuất được. Trong khi đó, lượng đường tồn kho trong những năm gần đây chỉ ở mức khoảng 36% trong niên vụ 2014-2015 và khoảng 40% niên vụ 2015-2016.
Một trong những nguyên nhân khiến lượng đường trong nước tồn kho tăng cao kỷ lục như hiện nay được chỉ ra là do tình trạng đường lậu đang hoành hoành khắp cả nước và gian lận thương mại chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Trao đổi với báo chí, ông Hà Hữu Phái, Trưởng Đại diện VSSA tại Hà Nội, đường tồn kho lớn là do chênh lệch giá đường trong nước và đường nhập lậu còn cao, khoảng 1.000-2.000 đồng/kg, đã kích thích đường lậu hoạt động mạnh. Việc buôn lậu và gian lận thương mại đường gia tăng từ nhiều năm nay, kể từ năm 2010, năm cao nhất lên đến 500.000 tấn/năm. Đường nhập lậu chủ yếu được sản xuất từ Thái Lan, là nước có chính sách hỗ trợ xuất khẩu theo Luật đường Thái Lan.
Tổ chức các đợt cao điểm “đánh mạnh” các đầu nậu
Trước “vấn nạn” hàng nhập lậu ngày một gia tăng, uy hiếp ngành sản xuất trong nước, Phó Thủ tướng Thường trực, Trưởng BCĐ 389 quốc gia Trương Hòa Bình yêu cầu mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu đối với mặt hàng thuốc lá và đường cát.
Phó Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh An Giang, Long An chỉ đạo các lực lượng chức năng nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng và lực lượng Công an mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu đối với mặt hàng thuốc lá và đường cát. Tăng cường kiểm tra, phối hợp công tác, quyết liệt triệt phá các đường dây, ổ nhóm, các đầu nậu lớn, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại tại các địa bàn trọng điểm gồm An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Quảng Trị và TP Hồ Chí Minh.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý về các kiến nghị xác định trị giá đối với mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu và việc bán đấu giá đường cát nhập lậu bị tịch thu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2017.
Bộ Công Thương cũng ban hành Chỉ thị 7127 đề nghị Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương thực hiện ngay các công việc về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn lập chốt kiểm tra lưu động tại các tuyến đường thường xuyên có hoạt động vận chuyển thuốc lá điếu, mặt hàng đường nhập lậu; kiểm tra các phương tiện vận tải đường bộ và đường sông nhằm ngăn chặn việc vận chuyển thuốc lá điếu, mặt hàng đường nhập lậu vào thị trường nội địa tiêu thụ.
Sở Công Thương các tỉnh Quảng Trị, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh lân cận chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng kiểm soát chặt chẽ các khu vực giáp biên giới, các tuyến đường từ biên giới vào nội địa, các địa bàn giáp ranh liên huyện, liên tỉnh.
Tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Hải Phòng và các địa bàn tiêu thụ thuốc lá điếu, mặt hàng đường, chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các điểm tàng trữ, buôn bán thuốc lá điếu, điểm bán buôn các cơ sở đóng gói, kinh doanh mặt hàng đường nhằm phát hiện, ngăn chặn mặt hàng thuốc lá, đường nhập lậu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương triển khai, đôn đốc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện trong báo cáo hàng tháng, quý, năm để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ.
Bình Yên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà