Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Phó
Thứ sáu, 08/04/2022 - 10:15
(Thanh tra) - Chiều tối ngày 7/4, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phát đi công văn cảnh báo cơn sốt đất ảo để trục lợi ở vùng nông thôn Đà Nẵng; đề nghị người dân bình tĩnh, cảnh giác trước tình hình trên…
Cảnh chen lấn đến làm thủ tục đất đai ở Hòa Vang. Ảnh: N.P
Trong những ngày đầu tháng 4 này, tại các xã của huyện Hoà Vang dấy lên cơn sốt đất từ trên rừng xuống các vùng nông thôn hẻo lánh.
Nguyên nhân là do, thời gian qua, giá đất nền ở các quận nội thành Đà Nẵng cao hơn rất nhiều so với đất khu dân cư ở vùng nông thôn Hòa Vang… Từ đó đã nảy sinh ra tâm lý nhiều người dân nội thành tìm về mua đất ở nông thôn để làm nhà ở, có người tìm mua đất để dành sau này và cũng không ít người mua đất để đầu cơ chờ giá đất lên cao rồi bán kiếm lời…
Lợi dụng tình hình này, nhiều cò đất tung tin chủ trương của TP Đà Nẵng về mô hình làm nông nghiệp kết hợp du lịch đang được nghiên cứu, chưa thực hiện ở Hòa Vang, huyện sẽ nhận hồ sơ để các nhà “đầu tư” nghiên cứu đầu tư; rồi lại có thông tin, sắp triển khai khu đô thị chợ đầu mối Hòa Phước… người mua đất được vài lô thì sẽ thu lợi to…
Thủ đoạn của các nhóm cò là đưa lên mạng xã hội hình ảnh phô trương nhu cầu, quy mô lượng người giao dịch mua, bán đất đai để tạo nên làn sóng gây sốt ảo về nhu cầu nhằm làm giá mua đi, bán lại giữa các nhóm người này với nhau; với chiêu trò giá ngày hôm sau tăng hơn so với ngày hôm trước để đánh lừa từ việc mua bán đất đai; dẫn đến người cuối cùng có tham vọng đầu tư kiếm lời sẽ bỏ tiền mua vào với giá đất rất cao, không đúng với giá trị thực tại thời điểm giao dịch.
Sau đó, nhóm cò đất rút lui khỏi địa bàn thì giá đất lại trở về bình thường nên người mua chót ôm lỗ đủ, có nhu cầu bán nhưng không ai mua lại với giá cao như họ đã mua; thậm chí nhiều người phải chấp nhận bán cắt lỗ do dùng tiền vay để mua đất đầu cơ bán kiếm lời, dẫn đến hậu quả là "tiền mất, tật mang", gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân vùng nông thôn vốn dĩ yên bình.
Cơn sốt đất ảo lần này cũng giống như năm 2020. Tại khu vực thôn Lệ Sơn Nam, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, giá đất vùng nông thôn này tăng lên vùn vụt theo từng ngày. Người dân đua nhau tự chia lô những mảnh đất nông nghiệp đang canh tác rồi rao bán, cò đất xuất hiện ở khu vực đông như đi trẩy hội; giá mỗi lô đất 5 mét chiều ngang được rao bán với giá từ dưới 1 tỷ, rồi đẩy lên 2 tỷ đồng; thậm chí hơn thế nữa…
Cả vùng quê nhốn nháo bàn bạc về chuyện đất đai, người tìm mua đất đi ô tô từ nơi khác đổ xô đến, đa phần không phải mục đích để mua đất làm nhà, mà chủ yếu nuôi ý định làm một cú “áp phe” mua được đất rẻ rồi hè nhau thổi giá và bán đắt gấp thật nhiều lần khi chốt kèo…
Do mua bán đất tấp nập, mỗi ngày có hàng trăm người dân đổ xô đến Bộ phận Một cửa UBND huyện Hoà Vang để làm thủ tục chuyển nhượng đất đai trên sổ đỏ; dẫn đến quá tải, gây nên cảnh ùn ứ, hỗn loạn.
Ngày 6/4, phải kê thêm bàn ghế và cử các bộ có chuyên môn cao, hướng dẫn người dân làm các thủ tục theo quy định nhưng vẫn không xuể.
Ông Phan Văn Tôn, Chủ tịch UBND huyện cho biết, ngày 25/2, UBND huyện đã có Công văn số 377 về việc “chấn chỉnh tình trạng chuyển nhượng, chuyển mục đích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện”.
Trong đó, yêu cầu lãnh đạo UBND 11 xã trên địa bàn huyện không được tự ý xác nhận việc chuyển quyền sử dụng đất trái quy định pháp luật. Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hòa Vang không tiếp nhận hồ sơ chuyển mục đích đất nông nghiệp thuần túy… Các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền đến từng người dân, hộ gia đình, khu dân cư để nắm rõ và cảnh giác trước cơn sốt đất ảo này.
Còn theo nội dung Công văn số 1262/STNMT-VPĐKĐĐ ngày 7/4 của Sở TN&MT, thời gian gần đây, xuất hiện một số nhóm người có chủ ý tạo ra những đợt sốt đất ảo, nhất là địa bàn nông thôn ở các tỉnh, TP cả nước, trong đó có huyện Hòa Vang; nhằm mục đích trục lợi bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như: Tạo điểm nóng để đăng tin không chính xác về nhu cầu người dân chen chúc nộp hồ sơ, gây quá tải tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao dịch đất đai tại huyện.
Tuy nhiên, qua khảo sát, tìm hiểu thì hầu hết người dân thực hiện giao dịch thật sự theo nhu cầu thì không quá nhiều mà các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội có khá đông thành phần là những nhóm người môi giới mua bán đất đai, môi giới làm thay thủ tục đất đai cho người khác, đồng thời quy định của pháp luật đất đai hiện hành về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất chưa có sự thay đổi.
Trước chiêu trò thổi giá đất nêu trên để trục lợi, người dân, nhất là vùng nông thôn huyện Hòa Vang cần hết sức thận trọng, tỉnh táo, cảnh giác với các chiêu trò nêu trên để tránh phải gánh lấy hậu quả không mong muốn và hệ lụy cho gia đình, xã hội.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương