Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 30/01/2017 - 06:30
(Thanh tra)- Vài năm trở lại đây, sự phát triển nhanh chóng của các kênh bán lẻ hiện đại gồm cửa hàng tiện ích, siêu thị, đại siêu thị khiến nhiều người cho rằng chợ truyền thống sẽ dần biến mất, hay nói cách khác bị “xóa xổ”. Thực tế, theo một nghiên cứu mới đây, kênh bán lẻ truyền thống hiện vẫn chiếm hơn 80% doanh thu của ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Người dân vẫn chọn chợ truyền thống như là kênh mua sắm thường xuyên. Ảnh: CT
Bùng nổ siêu thị, cửa hàng tiện ích
Năm 2016 ghi nhận việc tỷ phú Central Group đã mua đứt Big C Việt Nam. Thương vụ này đánh dấu thêm 1 chuỗi bán lẻ lớn tại Việt Nam về tay người Thái, sau chuỗi Metro Cash & Carry. Như vậy, sau khi thâu tóm Metro và BigC, người Thái hiện đang nắm giữ hơn 50 siêu thị thuộc loại lớn.
Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là 2 nhà đầu tư lớn vào hệ thống siêu thị tại Việt Nam. Hiện Lotte Mart Việt Nam đang sở hữu 12 trung tâm thương mại, siêu thị. Người Nhật dường như đi đầu về đầu tư mảng đại siêu thị khi cho ra đời AEON Mall tại Việt Nam. Đến nay, AEON Mall đã xuất hiện tại TP HCM, Hà Nội và Bình Dương với 4 đại siêu thị thu hút hàng nghìn người tiêu dùng…
Các nhà đầu tư trong nước cũng không kém phần cạnh tranh. Năm 2016 là năm phát triển mạnh mẽ của Tập đoàn Vingroup trong lĩnh vực đầu tư vào ngành bán lẻ hiện đại. Sự phát triển nhanh chóng hệ thống cửa hàng tiện ích của Vingroup đã khiến người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hàng hóa với dịch vụ tiện ích hiện đại…
Việc phát triển “bùng nổ” đại siêu thị, siêu thị và cửa hàng tiện ích đã mang lại sự thuận tiện, tiện ích cho người tiêu dùng khi mua sắm. Không khó để bắt gặp cảnh hàng trăm người chen nhau xếp hàng vào gửi xe máy mỗi tối tại hệ thống đại siêu thị của AEON. Và, cũng không còn quá bất ngờ khi thấy cảnh xếp hàng để chờ thanh toán tiền tại các hệ thống siêu thị hiện đại…
Số lượng chợ truyền thống trong nước hiện vẫn còn rất lớn. Ảnh: CT
Siêu thị mang lại nhiều tiện lợi
Sự thành công hiện tại của ngành bán lẻ hiện đại có nhiều lý do mang đến. Cụ thể phải kể đến đó là tâm lý đi siêu thị hiện nay của người tiêu dùng không chỉ đến để mua sắm hàng hóa tiêu dùng hàng ngày mà họ tới siêu thị còn để sử dụng các dịch vụ đi kèm tại các siêu thị như: Ăn uống, làm đẹp, vui chơi giải trí…
Các siêu thị hiện nay có rất nhiều mặt hàng đa dạng để đáp ứng nhiều nhu cầu của khác hàng. Tại đây có nhiều mặt hàng từ bé đến lớn giúp bạn tiện lợi lựa chọn mọi thứ cho gia đình. Từ một số mặt hàng thực phẩm, trái cây tươi, đồ nội thất từ cao cấp đến bình dân nhưng vẫn được bày bán trong siêu thị.
Một điều không thể phủ nhận là tại các siêu thị hiện nay, các nguồn hàng hóa nhập về đều được kiểm định khá rõ ràng và nghiêm ngặt. Bởi thế, người tiêu dùng có thể tin tưởng vào chất lượng hàng hóa này mà không lo là hàng hóa trôi nổi không rõ nhãn mác.
Mua sắm tại siêu thị, giá cả các mặt hàng đều được niêm yết cụ thể nên sẽ tránh được tình trạng phải mặc cả, trả giá, không mất công trả giá như khi mua sắm ngoài chợ. Do đó, người tiêu dùng cũng sẽ không bị áp lực như ở chợ truyền thống.
Nếu như ở các chợ truyền thống chỉ họp từ sáng đến chiều tối hoặc nửa ngày thì siêu thị mở cửa từ sáng đến tối và gần như lúc nào cũng có hàng để bán.
Tại Việt Nam, Vingroup đang chiếm thị phần bán lẻ lớn nhất, có tốc độ phát triển nhanh nhất với khoảng 1.000 siêu thị - cửa hàng tiện ích Vinmart và Vinmart+ trên khắp cả nước. “Vingroup không bao giờ bán thương hiệu Việt cho nước ngoài”, ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup khẳng định. Ảnh: VG
Chợ truyền thống vẫn có chỗ đứng
Theo một khảo sát mới đây cho thấy, có đến 47% số người được hỏi đánh giá chợ truyền thống tiếp tục là mô hình bán lẻ quan trọng trong thời gian tới, cửa hàng tạp hóa là 55%...
Cuộc khảo sát của Công ty Nghiên cứu Thị trường Nielsen Việt Nam cho thấy, tăng trưởng của kênh thương mại truyền thống nhanh hơn kênh hiện đại đến 5,4%. Hiện kênh bán lẻ truyền thống chiếm hơn 80% doanh thu của ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Dù đang có sự dịch chuyển mua sắm từ chợ, cửa hàng tạp hóa vào cửa hàng tiện lợi và siêu thị nhưng nhìn một cách tổng thể, số lượng cửa hàng tạp hóa và chợ trong nước vẫn còn rất lớn, do đó, chi tiêu ở kênh mua sắm truyền thống này vẫn cao.
Theo các chuyên gia bán lẻ, số siêu thị, cửa hàng hiện đại có tăng nhưng không nhiều như cửa hàng truyền thống do thị trường trong nước còn có hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn, kênh bán hàng hiện đại vẫn chưa thể vươn tới được. Ngay cả ở các đô thị lớn, một bộ phận dân cư, số đông là người lớn tuổi, bà nội trợ vẫn chọn cửa hàng tạp hóa, kể cả chợ, là kênh mua sắm thường xuyên do hai kênh này có tính tiện lợi riêng như gần nhà, mua sắm không phải gửi xe và kể cả có thể thiếu nợ...
Chu Tuấn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành hướng đi quan trọng nhằm phát huy tiềm năng kinh tế nông thôn tại Nghệ An. Chủ trương này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn tạo đà cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân.
Nhật Vượng
17:32 12/12/2024(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024TC
18:00 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Nhật Vượng
N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật