Theo dõi Báo Thanh tra trên
Quang Dân
Thứ ba, 17/09/2024 - 12:03
(Thanh tra) - Liên tiếp trượt 3 gói thầu do EVN và công ty thành viên làm chủ đầu tư, thế nhưng ít ai biết rằng, trong những năm qua Công ty Phú Xuân đã chi nghìn tỷ đồng vào mảng năng lượng. Đồng thời doanh nghiệp này đang sở hữu hệ sinh thái đa ngành với các công ty thành viên trải dài từ Bắc vào Nam.
Công ty Phú Xuân đang nắm giữ 45,55% vốn điều lệ Công ty Cổ phần Đầu tư thuỷ điện Sông Lam. Ảnh: phuxuanjsc.
Rót nghìn tỷ vào mảng năng lượng
Như Báo Thanh tra đã thông tin, trong những tháng gần đây, Công ty Cổ phần Xây dựng Phú Xuân (Công ty Phú Xuân) đã liên tiếp trượt 3 gói thầu do các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên ít ai biết rằng, ngoài mảng xây lắp, trong những năm qua doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Nguyễn Phú Xuân cũng đang đầu tư mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng.
Theo đó, Công ty Phú Xuân hiện đang nắm giữ 45,55% vốn điều lệ (tương ứng 1.157 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần Đầu tư thuỷ điện Sông Lam (vốn điều lệ 2.540 tỷ đồng) - chủ đầu tư Nhà máy Điện gió Tân Ân 1 giai đoạn 1 (công suất 25MW) và nlNhà máy Điện gió Tân Ân 1 giai đoạn 2021-2025 (công suất 45MW) hơn 3.000 tỷ đồng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Dữ liệu của Báo Thanh tra cho thấy, vào tháng 8/2023, Công ty Cổ phần Đầu tư thuỷ điện Sông Lam đã sử dụng tài sản bảo đảm là quyền phát sinh từ hợp đồng mua bán điện Nhà máy Điện gió Tân Ân 1 - Giai đoạn 2021-2025 giữa Công ty Cổ phần Đầu tư thuỷ điện Sông Lam và EVN để thế chấp cho giao dịch tín dụng tại BIDV.
Trước đó, vào tháng 8/2022, Công ty Cổ phần đầu tư thuỷ điện Sông Lam cũng đã thế chấp các khoản phải thu phát sinh theo Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện gió Tân Ân 1 - Giai đoạn 1 Công ty Cổ phần đầu tư thuỷ điện Sông Lam và EVN để vay vốn tại ngân hàng BIDV
Đồng thời, nhiều tài sản là máy móc; thiết bị; các khoản bồi thường thiệt hại và và các khoản phải thu theo các hợp đồng kinh tế ký giữa bên bảo đảm và các đối tác đầu ra; tiền thu được từ các hợp đồng bảo hiểm; tất cả các tài khoản và toàn bộ số dư trên các tài khoản... liên quan đến dự án điện gió Tân Ân 1 cũng được Công ty Cổ phần đầu tư thuỷ điện Sông Lam sử dụng làm tài sản đảm bảo để thế chấp cho các giao dịch tín dụng tại ngân hàng.
Liên quan đến dự án này, hồi cuối tháng 4/2024 vừa qua, Sở Công thương tỉnh Cà Mau vừa có báo cáo kiểm tra các dự án điện gió đang vận hành trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Sở Công thương đã chỉ ra rằng Nhà máy điện gió Tân Ân 1 giai đoạn 1 và Nhà máy điện gió Tân Ân 1 giai đoạn 2021-2025 (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) chưa xây dựng kế hoạch bảo trì hàng năm; chưa thực hiện đúng chu kỳ quan trắc lún, nghiêng công trình theo quy trình do chủ đầu tư phê duyệt.
Hé mở hệ sinh thái đa ngành từ Bắc vào Nam
Ngoài nắm cổ phần tại Công ty cổ phần đầu tư thuỷ điện Sông Lam, tính đến cuối năm 2023, Công ty Phú Xuân đầu tư hơn 29,8 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần năng lượng Pacific - Bình Thuận (3% vốn điều lệ). Doanh nghiệp này còn được biết đến là chủ đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Thái Hoà tại xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Ngoài ra, Công ty Phú Xuân còn đầu tư gần 3 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Điện gió Thăng Long Trà Vinh - chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Thăng Long (xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh).
Bên cạnh đó, Công ty Phú Xuân cũng được biết đến là cổ đông lớn, sở hữu 14,27% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Cảng Cam Ranh (HNX: CCR).
Chưa kể, vào tháng 8/2020, Công ty Phú Xuân đã chi 80 tỷ đồng cùng với các đối tác khác thành lập Công ty Cổ phần Khí hoá lỏng và Năng lượng Hà Tĩnh (vốn điều lệ 200 tỷ đồng). Doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính tại thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đăng ký ngành nghề kinh doanh chính bán buôn nhiêu liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.
Ông Nguyễn Quốc Mến (sinh năm 1984) đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Khí hoá lỏng và Năng lượng Hà Tĩnh. Như đã đề cập, ông Mến cũng đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty Phú Xuân.
Ông Nguyễn Quốc Mến còn là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần dịch vụ vận tải Thuận Hải. Doanh nghiệp được thành lập vào năm 2017 tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đăng ký ngành nghề chính hoạt động xây dựng chuyên dụng khác (chi tiết: Nạo vét luồng lạch, cầu cảng, bến cảng, cửa sông, cửa biển).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà