Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phòng, chống tham nhũng nên là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp

Thứ sáu, 12/10/2018 - 17:50

(Thanh tra)- Mặc dù Báo cáo đánh giá thực tiễn công bố thông tin của 45 doanh nghiệp (DN) lớn nhất tại Việt Nam - TRAC Việt Nam 2018 - đưa ra tín hiệu tiêu cực cho cả Chính phủ và nhà đầu tư về mức độ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực quản trị DN, nó cũng củng cố lập luận cho rằng chính sách và chương trình phòng, chống tham nhũng (PCTN) nên là yêu cầu bắt buộc đối với các DN, như được đề xuất trong Dự thảo Luật PCTN (Sửa đổi).

Ngày 21/8/2018, TT tổ chức công bố kết quả Báo cáo đánh giá thực tiễn công bố thông tin của 45 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam - TRAC Việt Nam 2018. Ảnh: TT

Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) - Cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) mới đây đã công bố TRAC Việt Nam 2018, đánh giá thực tiễn công bố thông tin của DN dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, bất kể lĩnh vực hoạt động hay cấu trúc sở hữu của DN, báo cáo xem xét mức độ thông tin được DN công bố liên quan đến chương trình PCTN; thông tin về cấu trúc sở hữu và các thông tin tài chính cơ bản tại từng quốc gia nơi DN hoạt động.

Nhóm DN được khảo sát bao gồm các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các DN niêm yết và các DN thuộc sở hữu Nhà nước.

Báo Thanh tra xin giới thiệu cùng bạn đọc kết quả nghiên cứu này.

Công khai thông tin các chương trình PCTN: DN Việt Nam tụt hậu đáng kể

Công khai thông tin về các chương trình PCTN thể hiện cam kết công khai của DN về PCTN. Ở khía cạnh này, kết quả đánh giá TRAC Việt Nam 2018 không mấy sáng sủa với điểm trung bình của các DN là 15%. Kết quả này tăng đáng kể so với 10% của Báo cáo TRAC Việt Nam 2017. Tuy nhiên, công khai thông tin về các chương trình PCTN vẫn là vấn đề DN cần tiếp tục cải thiện.

Trong số các nhóm DN tham gia khảo sát, các công ty con của công ty nước ngoài đạt điểm số cao nhất với điểm trung bình là 31%, thấp hơn nhiều so với mức tối đa 100% có thể đạt được. Trong đó, Samsung Electronics Việt Nam, Unilever Việt Nam và Nestle Việt Nam đạt điểm số cao nhất (81%).

Ở khía cạnh này, các DN Việt Nam bị tụt hậu đáng kể. Các công ty có kết quả thực hiện tốt nhất trong số các DN trong nước bao gồm: Vinamilk với điểm số 42%, VPBank với điểm số 38% và Vietcombank với điểm số 35%.

Đáng thất vọng, có tới hơn một nửa (24/45) số DN có điểm 0%, chia gần đều trong 3 nhóm DN có vốn FDI (6), DN niêm yết (9) và DN Nhà nước (9).

Có thể hiểu được nguyên nhân của điểm số thấp là do các DN này còn thiếu các chương trình PCTN phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong số các chính sách cụ thể về PCTN, các DN thường công khai về chính sách quà tặng và giải trí. Chỉ có rất ít DN công bố Bộ Quy tắc ứng xử. Số DN công khai đường dây nóng với các yêu cầu bảo mật và bảo vệ người tố cáo tham nhũng còn ít hơn nữa. Việc không công khai các kênh tố cáo như vậy với các bên liên quan bên ngoài làm hạn chế khả năng phát hiện các trường hợp vi phạm chính sách chống tham nhũng, cho dù DN có duy trì các chính sách đó.

Có nhiều lý do để giải thích kết quả này. Luật PCTN 2005 (sửa đổi năm 2007 và 2012) đưa ra các yêu cầu về công khai, minh bạch đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ở những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng (Chương II). Tuy nhiên, luật lại không yêu cầu các DN công khai thông tin về các chương trình PCTN. 

Thực tế, một số DN mà chủ yếu là DN FDI tự nguyện công khai thông tin về các chương trình PCTN. Do các chương trình này đã được công khai trên trang điện tử của công ty mẹ, các công ty con chỉ cần triển khai và công bố các chương trình PCTN của công ty mẹ trên trang điện tử ở Việt Nam. Các DN nước ngoài khác cũng có thể có chương trình PCTN, tuy nhiên do công ty mẹ không yêu cầu nên không công bố trên các trang điện tử ở Việt Nam.

Ngược lại, hầu hết các DN Việt Nam không có chương trình PCTN phù hợp với các thông lệ tốt của quốc tế. Tuy nhiên, một vài công ty niêm yết cũng đã xây dựng được các chương trình PCTN để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ví dụ, Vinamilk đưa ra chính sách PCTN trong năm 2009 khi chuẩn bị niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.

Tuy không thể đánh giá được thực tế thực hiện thông qua việc công khai thông tin về chương trình PCTN, mức độ công khai được xem là chỉ số quan trọng về cam kết và nỗ lực của DN để đấu tranh với tham nhũng.

Mặc dù kết quả Báo cáo TRAC Việt Nam 2018 đưa ra tín hiệu tiêu cực cho cả Chính phủ và nhà đầu tư về mức độ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực quản trị DN, nó cũng củng cố lập luận cho rằng chính sách và chương trình PCTN nên là yêu cầu bắt buộc đối với các DN, như được đề xuất trong Dự thảo Luật PCTN (Sửa đổi).

Minh bạch trong cấu trúc và tỷ lệ sở hữu: DN FDI có điểm số thấp

Công khai thông tin về cấu trúc và tỷ lệ sở hữu của DN và giao dịch với các bên liên quan là một trong những nguyên tắc của quản trị DN hiệu quả. Điều này làm bộc lộ các mối liên hệ giữa các công ty và giúp phát hiện các dòng tài chính bất hợp pháp, từ đó giảm cơ hội tham nhũng và các vi phạm tài chính khác.

Khía cạnh minh bạch trong cấu trúc và tỷ lệ sở hữu của DN được xếp hạng cao nhất trong ba khía cạnh, với điểm trung bình của các DN đạt 66%. 1/3 số DN được khảo sát đạt điểm tối đa 100%.

Các công ty niêm yết thể hiện kết quả tốt nhất trong khía cạnh này với điểm trung bình 88%, với 10/15 công ty đạt 100%.

Tiếp theo là nhóm các DN Nhà nước đạt 60% (trong đó Agribank, MobiFone, Vinataba, SJC và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đều đạt điểm tối đa 100%).

Các DN FDI đứng sau cùng với điểm trung bình chỉ đạt 32%.

Các phát hiện nổi bật

Vinamilk đạt điểm số cao nhất trong số 18 DN được đánh giá về cả 3 khía cạnh.

17/18 DN được đánh giá không công khai thông tin tài chính theo quốc gia.

3 DN không có trang điện tử tại Việt Nam và nhận được 0% trong cả 3 khía cạnh.

24/25 DN không công khai thông tin về chương trình PCTN của mình.

0/18 DN (được đánh giá) công khai thông tin về doanh thu, chi phí vốn và thuế thu nhập ở nước ngoài.

42/45 DN không công khai các chính sách nghiêm cấm chi phí bôi trơn.

36/45 DN không công khai cơ chế tố cáo nội bộ.

15/37 DN được đánh giá đạt điểm 100% trong công khai thông tin về cấu trúc và tỷ lệ sở hữu của DN.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy phần lớn các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam không thành lập công ty con cấp hai, cả ở trong và ngoài nước. Trường hợp này là đúng với 8/15 DN FDI được đánh giá trong báo cáo. Đối với 7 DN còn lại, kết quả tìm kiếm cho thấy có sở hữu công ty con cấp hai hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài.

Tuy nhiên, kết quả đáng thất vọng khi điểm trung bình của 7 DN này chỉ đạt 32%. Panasonic Vietnam và Greenfeed Vietnam là ngoại lệ với số điểm 75%. EB Services (Big C), Zuellig Pharma Vietnam và Olam Vietnam có số điểm 0% (EB Services (Big C), Zuellig Pharma Việt Nam và Olam Việt Nam không có trang thông tin điện tử).

Thực tiễn công bố thông tin về tên công ty và quốc gia nơi thành lập các công ty con hợp nhất hoàn toàn đạt kết quả cao nhất với số điểm tương ứng là 0,77 và 0,7. Thông tin về nơi thành lập và hoạt động của các đơn vị hợp nhất không hoàn toàn ít được công bố, do đó điểm trung bình của các DN ở khía cạnh này chỉ đạt 0,33.

Những kết quả này cho thấy rõ sự cần thiết phải đưa ra các quy định pháp lý về công khai minh bạch cũng như các hạn chế của việc công bố thông tin tự nguyện.

Việt Nam đã áp dụng các quy định về công khai thông tin đối với các DN, chẳng hạn như thông tin về cấu trúc và tỷ lệ sở hữu, công ty con. Những quy định này vận hành tốt ở hai nhóm DN (các công ty niêm yết và các DN Nhà nước) dẫn đến các thực hành tốt về minh bạch trong cấu trúc và tỷ lệ sở hữu DN.

Trong khi đó, các công ty đa quốc gia lớn có xu hướng bỏ qua việc công khai thông tin về các công ty con ở nước ngoài do đây không phải là yêu cầu bắt buộc. Sự thiếu hụt thông tin này làm hạn chế khả năng giám sát của các bên liên quan tại các quốc gia nơi các công ty con này hoạt động.

Cơ chế báo cáo theo quốc gia: Cơ bản không thực hiện

Khía cạnh này bao gồm 5 câu hỏi về công khai thông tin ở mỗi quốc gia nơi DN hoạt động. Khía cạnh đánh giá này chỉ áp dụng cho các DN Việt Nam có các công ty con hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài, đặc biệt là các DN trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 

Trong số 18 DN lớn nhất được khảo sát có hoạt động bên ngoài Việt Nam, không có DN nào công khai thông tin tài chính cơ bản tại các quốc gia nơi DN hoạt động. Riêng MobiFone có cung cấp thông tin về các đóng góp cho cộng đồng ở Việt Nam.

Kết quả đáng thất vọng này có thể được giải thích bằng một thực tế là quy định pháp luật của Việt Nam không yêu cầu rõ ràng việc công khai thông tin tài chính của các công ty con (bao gồm các công ty hoạt động bên ngoài Việt Nam). 

Chúng ta có thể kỳ vọng rằng Nghị định 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết sẽ cải thiện phần nào tình hình trong những năm tới. Nghị định 20, có hiệu lực từ tháng 5/2017, đưa ra các yêu cầu về hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Các quy định này phù hợp với Kế hoạch hành động 13 về chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết phải bao gồm thông tin về các bên liên kết, các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia và thông tin lợi nhuận giao dịch liên kết theo mẫu Báo cáo theo quốc gia.

Nghị định 20 yêu cầu các DN Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu phát sinh trong kỳ kê khai thuế bằng hoặc cao hơn 18 nghìn tỷ đồng (tương đương 789 triệu USD) phải nộp Báo cáo theo quốc gia cho cơ quan thuế nếu có công ty mẹ đặt tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam.

Nhìn từ góc độ toàn cầu, kết quả đánh giá nêu trên cũng tương đồng với kết quả tìm thấy trong các Báo cáo TRAC tương tự khác. Các DN lớn nhất trên thế giới cũng chỉ đạt kết quả 6% do hạn chế công khai thông tin tài chính về các hoạt động bên ngoài quốc gia nơi đăng ký thành lập.

Tương tự, các công ty đa quốc gia hoạt động ở các thị trường mới nổi chỉ đạt điểm cao hơn một chút là 9%.

Đối với các DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, việc đánh giá cơ chế báo cáo theo quốc gia là không phù hợp do các DN này thường không có công ty con (họ cũng chỉ là chi nhánh của công ty mẹ có trụ sở ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

TT


Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty Quảng cáo Ngôi Sao Mới trúng gói thầu hơn 9,05 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách “vỏn vẹn” hơn 30 triệu đồng

Công ty Quảng cáo Ngôi Sao Mới trúng gói thầu hơn 9,05 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách “vỏn vẹn” hơn 30 triệu đồng

(Thanh tra) - Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Quảng cáo Ngôi Sao Mới là đơn vị trúng gói thầu số 01 - tổ chức chương trình Lễ kỷ niệm và Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 – 02/12/2024). Giá trúng thầu chỉ tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước được hơn 30 triệu đồng…

Chu Tuấn - Quang Danh

19:53 24/11/2024
Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm