Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 10/03/2014 - 08:01
(Thanh tra) - Nghị định số 202/2013/NÐ-CP quy định về quản lý phân bón chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2/2014. Đây được kỳ vọng là cơ sở pháp lý quan trọng để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón đi vào nề nếp, đặc biệt là việc ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng trên thị trường. Tiến sĩ Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công thương) đã có cuộc trao đổi với PV xung quanh việc triển khai Nghị định này.
Tiến sĩ Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất.
PV: Ông có thể cho biết kế hoạch triển khai của Bộ Công thương khi Nghị định 202/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành?
Cục trưởng Phùng Hà: Mới đây nhất, ngày 27/01 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải giao Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón; trong đó, chủ yếu tập trung vào việc cung ứng đủ, đảm bảo chất lượng phân bón cho sản xuất nông nghiệp, cùng với đó là tăng cường công tác thanh tra kiểm tra.
Riêng đối với Nghị định 202, Bộ Công thương dự định sẽ triển khai 2 thông tư. Thông tư thứ nhất sẽ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 202, thông tư thứ hai sẽ quy định chi tiết về các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nghị định 202. Về Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định 202 sẽ bao gồm một số điểm sau: Thứ nhất là điều kiện về sản xuất phân bón, thứ hai là điều kiện kinh doanh phân bón, thứ ba là điều kiện nhập khẩu phân bón và thứ tư là các điều kiện về công bố các phòng thí nghiệm đủ điều kiện để phân tích phân bón. Đối với Thông tư quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của phân bón, Bộ Công thương được giao trách nhiệm quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật của phân vô cơ. Về vấn đề này, Bộ Công thương hiện đang gấp rút hoàn chỉnh dự thảo lần thứ nhất, dự kiến hết tháng 2 này hoặc giữa tháng 3 tới, Bộ Công thương sẽ ban hành thông tư này để sớm đưa các quy định của Nghị định 202 vào cuộc sống.
PV: Ông có thể đánh giá thế nào khi Nghị định 202 được thi hành trong việc quản lý thị trường phân bón?
Cục trưởng Phùng Hà: Tôi có thể khẳng định, Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ có một bước tiến rất xa so với các Nghị định cũ về quản lý phân bón. Với các quy định của Nghị định 202, ngành Phân bón đã trở thành ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện. Trước đây, hiện trạng phân bón rởm, phân bón giả và kém chất lượng hoành hành. Sự ra đời của Nghị định này đã quy định rất chặt chẽ các điều kiện về sản xuất, điều kiện về kinh doanh và về nhập khẩu.
Riêng đối với vấn đề nhập khẩu, chúng tôi hy vọng cùng với Nghị định 202 và Nghị định số 163/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp thì tình hình sản xuất và cung ứng phân bón giả, phân bón rởm chắc chắn sẽ giảm mạnh trong cả nước.
PV: Trước mắt thì tình hình sản xuất phân bón của các doanh nghiệp cung ứng cho vụ Đông Xuân năm nay như thế nào, thưa ông?
Cục trưởng Phùng Hà: Theo Nghị định 202 và Thông báo của Văn phòng Chính phủ vừa qua, Bộ Công thương có trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về các sản phẩm phân vô cơ, vì vậy, gần như tất cả các nhà máy sản xuất phân vô cơ trên cả nước thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công thương. Từ 2 nhà máy sản xuất đạm u-rê trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho đến 2 nhà máy sản xuất u-rê của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là phân bón u-rê và phân bón nung chảy...
Ngay từ trước Tết Nguyên đán, Bộ Công thương đã chỉ đạo các nhà máy phải tiếp tục duy trì sản xuất, làm sao cung ứng đủ lượng và đảm bảo chất lượng các loại phân bón cho bà con nông dân sản xuất vụ Đông Xuân. Đồng thời, Bộ Công thương cũng chỉ đạo để có sự phối hợp nhịp nhàng giữa sản xuất và nhập khẩu. Mới đây nhất, Chính phủ chỉ đạo phải hạn chế nhập khẩu những mặt hàng phân bón mà hiện nay các nhà máy trong nước có thể sản xuất được. Chúng tôi đang nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cần thiết, thậm chí cấp các giấy phép nhập khẩu tự động để các loại phân bón mà trong nước đã sản xuất được thì chúng ta sẽ giảm nhập khẩu. Việc này vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất kinh doanh, vừa đồng thời tiết kiệm ngoại tệ của Nhà nước.
PV: Xin cảm ơn ông!
Quang Toàn (thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà