Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 03/07/2013 - 09:36
(Thanh tra)- Nếu trước đây, các Cty sản xuất nội dung số phải “ngậm đắng nuốt cay” trước sự ăn chia của nhà mạng, thì nay, các nhà mạng đang phải tính đến việc thương lượng, hợp tác làm ăn với các đơn vị này bởi các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí… qua Internet là xu thế đang ngày càng thống lĩnh trong thời đại băng thông rộng.
Dự kiến trung tuần tháng 7 này, Bộ Thông tin - Truyền thông (TT&TT) cũng như các nhà mạng và phía đơn vị nội dung sẽ có các buổi tọa đàm để có các giải pháp thiết thực như đưa ra các gói cước dịch vụ nội dung số, nhắn tin miễn phí trên Internet và các mạng xã hội (OTT) hoặc tìm cách hỗ trợ cước 3G để giữ chân người dùng.
Bộ TT&TT đã nhiều lần khuyến cáo: Các nhà mạng nên coi việc bùng nổ dịch vụ OTT là một điều hiển nhiên và phải chuẩn bị các phương án như tự xây dựng ứng dụng tương tự hoặc phối hợp với các đơn vị OTT cung cấp dịch vụ như: Zalo, Line, WeChat, Whatsapp... để cùng tăng trưởng, phối hợp tối đa cơ sở hạ tầng, đỡ tốn kém.
Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, cho biết: “Trước đây, những dịch vụ viễn thông cơ bản như điện thoại, nhắn tin và truyền hình chiếm đến 80% doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông (trên 100.000 tỷ đồng). Nhưng nay, các dịch vụ này lại đang được cung cấp miễn phí trên mạng, bởi các Cty nước ngoài, từ đó kinh doanh những dịch vụ khác ngoài viễn thông. Nguy cơ các dịch vụ OTT của doanh nghiệp nội, cũng như: Google, Yahoo, Zalo... chiếm phần lớn doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản (nhắn tin, gọi điện), khiến doanh nghiệp viễn thông hẹp cửa. Thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ cùng một số chuyên gia tổ chức hội thảo về vấn đề này để tìm ra chính sách quản lý phù hợp”.
Đơn cử, năm 2013, với sự thành công của dịch vụ OTT miễn phí Zalo, thuộc Cty VNG - ứng dụng OTT thuần Việt lần đầu khuynh đảo giới trẻ, đánh bại các ông lớn OTT ngoại trên sân nhà, buộc tất cả các nhà mạng phải có các chiến lược đầu tư phát triển nội dung.
Vào cuối năm 2012, chính lãnh đạo Cty VNG cũng thừa nhận, khả năng thắng của Zalo không cao nhưng vẫn quyết định “dốc toàn lực” cho trận chiến OTT với khoản đầu tư lên tới nhiều triệu USD và dịch vụ Zalo đã thành công ngoài sức tưởng tượng, mở ra một tương lai băng thông rộng với nhiều ứng dụng OTT giá rẻ cho người tiêu dùng. Giá rẻ, với các ứng dụng nhắn tin miễn phí thuần Việt được thiết kế để người dùng các loại feature phone (điện thoại di động giá thấp) cũng có thể sử dụng được; đồng thời chạy tốt trên cả 2G và 2,5G (công nghệ đời cũ) là đích nhắm thông minh đến thị trường tiêu dùng trong nước, giúp Zalo thắng lớn trước các đối thủ cung cấp OTT ngoại hùng mạnh trên sân nhà, chỉ với các tính năng đơn giản.
Song song với OTT nội, người tiêu dùng ngày càng sử dụng nhiều dịch vụ phần mềm gọi điện Internet miễn phí thông qua mạng WiFi hay 3G giữa các smartphone, trong đó tiêu biểu là các phần mềm “ngoại” như: Whatsapp, Viber, Line, hay nhiều hãng smartphone cũng trang bị các phần mềm nhắn tin miễn phí nhằm tăng thêm tiện ích. Gần đây nhất là Samsung với phần mềm ChatOn với chi phí 3G trọn gói khoảng 50.000 đồng/tháng, khách hàng có thể sử dụng hàng loạt tiện ích mà trước đây, nếu gọi điện hay nhắn tin qua mạng di động, nhất là gọi quốc tế, sẽ tốn kém lên hàng triệu, hàng chục triệu đồng.
Do đó, phía cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã nhiều lần nói rõ quan điểm với các nhà mạng, rằng dịch vụ OTT như giúp nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wifi, 3G là một xu hướng liên lạc mới và sẽ bùng nổ trong thời gian tới không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Vì thế, giải pháp hợp lý nhất là nhà mạng nên hợp tác chặt chẽ với phía cung cấp dịch vụ OTT để có thể mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho người dùng như giúp đăng nhập, sử dụng dịch vụ OTT dễ dàng hơn ngay từ mục SMS trên điện thoại, gửi tin nhắn SMS cho bạn bè chưa cài ứng dụng…. để cùng nhau chia sẻ doanh thu, thay vì các nhà mạng tìm cách áp đặt hay cố gắng quản lý không chia sẻ băng thông rộng. Còn phía cơ quan quản lý, đương nhiên sẽ có chính sách quản lý phù hợp, nhằm bảo đảm an ninh và rủi ro, có thể đưa ra chính sách hỗ trợ cho các ứng dụng OTT trong nước để đối trọng, cạnh tranh với các dịch vụ OTT ngoại.
Mai Châu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà