Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ninh Thuận tăng năng lực cạnh tranh cho ngành logistics

Thứ năm, 23/06/2022 - 18:30

(Thanh tra) - Để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics, tỉnh Ninh Thuận đang thực hiện lộ trình cụ thể theo từng năm. Qua đó, tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh và giữa tỉnh với các vùng kinh tế Đông Nam bộ cũng như khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Ảnh minh họa: Internet

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, trước mắt tỉnh sẽ xây dựng trung tâm logistics cấp khu vực, quy mô hạng II tại Cảng biển tổng hợp Cà Ná (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam), nhằm hình thành cụm liên hoàn hỗ trợ lẫn nhau gồm: cảng cạn; ga đường sắt; khu công nghiệp Cà Ná; tổng kho xăng dầu. Qua đó, phát huy tối đa công năng của mỗi công trình, đồng thời hình thành chuỗi liên kết để cùng thúc đẩy kinh tế khu vực phía Nam; nâng cao hiệu quả kết nối giữa tỉnh với các vùng kinh tế Đông Nam bộ và các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Tỉnh cũng hình thành các doanh nghiệp dịch vụ logistics đầu tàu; hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, ứng dụng các công nghệ mới; đồng thời chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có đủ trình độ về logistics. Từ đó, góp phần thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, tái cấu trúc hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Ông Phan Tấn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, phát triển dịch vụ logistics là bước đi mới so với một số tỉnh, thành của cả nước. Để nâng cao năng lực cạnh tranh về loại hình mới này, UBND tỉnh đã xây dựng lộ trình rất cụ thể để thu hút đầu tư phát triển.

Theo đó, từ nay đến năm 2025, tỉnh Ninh Thuận rà soát tình hình thực hiện và triển khai các nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics;  tổ chức xây dựng Đề án khoa học về “Phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Ông Phan Tấn Cảnh chia sẻ: Để có tính cạnh tranh cao và phát triển hiệu quả loại hình dịch vụ logistics, tỉnh sẽ phổ biến, tuyên truyền về các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến dịch vụ logistics; đồng thời triển khai, áp dụng hiệu quả các chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ logistics phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của tỉnh.

Để triển khai và phát huy hiệu quả dịch vụ logistics, tỉnh sẽ rà soát, điều chỉnh quy hoạch đảm bảo tính đồng bộ hạ tầng giao thông, cơ cấu sản xuất và dịch vụ vận tải gắn với mục tiêu phát triển; đồng thời tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics gồm công trình giao thông vận tải đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không; cảng biển; hệ thống kho bãi; trung tâm logistics quy mô hạng II; các thiết bị… phục vụ cho việc cung cấp các dịch vụ logistics.

Tỉnh Ninh Thuận cũng phấn đấu hoàn thành và đưa vào hoạt động Cảng biển tổng hợp Cà Ná giai đoạn 1 vào quý II/2022; đầu tư và đưa vào hoạt động Cảng tổng hợp Cà Ná giai đoạn 2 trước năm 2030; đẩy nhanh thực hiện dự án đường giao thông nối cao tốc Bắc - Nam với Quốc lộ 1 và Cảng biển tổng hợp Cà Ná; đồng thời đẩy mạnh tái cơ cấu dịch vụ vận tải nhằm phát triển thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý phù hợp điều kiện giao thông vận tải của tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh tập trung lập quy hoạch phân khu xây dựng Trung tâm Logistics Cà Ná quy mô hạng II sau khi được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương xây dựng; đồng thời hoàn thành thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy hoạch sân bay lưỡng dụng Thành Sơn; triển khai thực hiện dự án và đưa vào hoạt động trước năm 2035 sau khi có quyết định chủ trương đầu tư.

Để nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ, tỉnh Ninh Thuận triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ logistics; khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành chủ lực của tỉnh áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến như: Nông sản, thủy sản, dệt may; từng bước tích hợp sâu dịch vụ logistics với các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước và các ngành dịch vụ khác… Song song đó, tỉnh khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tạo sức mạnh để triển khai, phát triển dịch vụ logistics và mở rộng tầm hoạt động của các doanh nghiệp; chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực về logistics; đẩy mạnh đào tạo nghề về logistics nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho địa phương; đồng thời nâng cao năng lực về quản lý doanh nghiệp để vận dụng trong hoạt động;

UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến, chuyển đổi số trong hoạt động logistics; đồng thời tăng cường đối thoại với doanh nghiệp dịch vụ logistics nhằm nắm bắt tình hình hoạt động, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Công Thử 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm