Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều tỉnh, thành phố tái đàn lợn đạt trên 100%

Lê Phương

Thứ năm, 22/10/2020 - 09:46

(Thanh tra) - Đứng đầu nhóm 1 về tái đàn, tăng đàn lợn sau 1 năm khi Việt Nam công bố đã khống chế được dịch bệnh tả lợn châu Phi là tỉnh Bình Phước đạt 150%. Có 9 tỉnh, thành phố tái đàn lợn đạt trên 100%.

Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm trang trại lợn tại Bắc Kạn. Ảnh: LP

Tháng 2/2019, Việt Nam xuất hiện 2 ổ dịch bệnh tả lợn châu Phi đầu tiên tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình - hai vùng chăn nuôi lớn thuộc miền Bắc. Tiếp đó là lây lan nhanh trên diện rộng ra hầu hết các tỉnh phía Bắc rồi sau đó tấn công vào các khu vực chăn nuôi phía Nam với tổng số lượng lợn bị chết và tiêu hủy do dịch lên tới 6 triệu con. Tổng đàn lợn nái và lợn thịt của cả nước sụt giảm mạnh, nhiều tỉnh, thành giảm tới trên 50%.

Với rất nhiều nỗ lực chỉ đạo, điều hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) và sự quyết tâm của các địa phương, đến tháng 9/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi từng bước khống chế và lắng xuống.

Tháng 10/2019, Bộ NN & PTNT bắt đầu đẩy mạnh chủ trương tăng đàn, tái đàn lợn sau khi cơ bản không chế được bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Có thể nói, trong khi Trung Quốc mất tới 2 năm mới cơ bản khống chế được dịch tả lợn Châu Phi và đến nay vẫn chưa hạ nhiệt được giá lợn hơi thì Việt Nam chỉ mất chưa đầy một năm cho việc khống chế dịch và hơn 1 năm cho việc cân bằng cung cầu giá thịt lợn trên thị trường.

Đến nay, tổng số lượng thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam cơ bản hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao là 100.000 tấn.

Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử ngành Thú y, chỉ trong vòng một tháng, Bộ NN&PTNT đã giao Cục Thú y xây dựng và hoàn thiện quy trình nhập khẩu lợn sống an toàn từ Thái Lan, qua đó góp phần tạo hiệu ứng giúp giá lợn hơi tại thị trường trong nước nhanh chóng được hạ nhiệt chỉ sau vài tháng.

Đến nay, số lượng lợn sống nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam cũng đã đạt trên 100.000 con.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2020, cả nước nhập khẩu gần 11.500 con lợn giống các loại, tăng xấp xỉ 37% so với cùng kỳ năm 2019.

Lợn giống nhập khẩu về Việt Nam trong năm 2020 đến từ 4 nước, Thái Lan (chiếm 50,6%), Canada (33,2%), Mỹ (15,8%) và Đài Loan (Trung Quốc) 0,4%. Giá lợn giống nhập khẩu bình quân đạt 707 USD/con, giảm 52%. Giá trị nhập khẩu lợn giống đạt 8,1 triệu USD, tăng 15,3 lần.

Cùng với Bộ NN&PTNT, nhiều kinh nghiệm hay từ một số địa phương trong thời gian qua cũng đã giúp ngành chăn nuôi lợn nhanh chóng phục hồi đàn, qua đó giảm nhiệt thành công giá lợn hơi từ vùng 90.000 - 100.000 đồng/kg về 70.000 - 75.000 đồng như hiện nay.

Đoàn kiểm tra của Bộ NN & PTNT kiểm tra chất lượng tái đàn lợn tại 1 trang trại lợn ở Bắc Kạn. Ảnh: LP

Kinh nghiệm tại các địa phương cho thấy, điều kiện đầu tiên để tái đàn thành công là phải tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, hướng dẫn của Bộ NN&PTNT. Kịp thời công bố hết dịch tả lợn châu Phi để tạo điều kiện cho người chăn nuôi, doanh nghiệp tái đàn, tăng đàn lợn.

Một số giải pháp cũng được nhiều địa phương áp dụng là hỗ trợ lãi suất tín dụng cho việc tái đàn, tăng đàn, duy trì sản xuất, có chính sách cho các cơ sở chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học. Khuyến khích tái đàn, tăng đàn ở các cơ sở chăn nuôi công nghệ cao, công nghệ mới, chăn nuôi khép kín, thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP, GlobalGAP…).

Bên cạnh đó, tăng cường công tác sản xuất, chủ động cung ứng giống sản xuất tại chỗ. Những tỉnh thực hiện chính sách về nuôi giữ giống gốc tại các cơ sở giống của tỉnh theo Nghị định 130, đã chủ động và có nguồn con giống cung cấp cho sản xuất, ít phụ thuộc con giống của các doanh nghiệp lớn.

Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, tính đến hết tháng 6/2020, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tái đàn lợn đạt trên 100% so với trước lúc xảy ra dịch tả lợn châu Phi, trung bình đạt trên 118% so với trước dịch.

Đứng đầu nhóm 1 về tái đàn, tăng đàn là tỉnh Bình Phước đạt 150%, tiếp đến là Đắk Nông, Bình Định, Bình Thuận, Đăk Lắk, Hòa Bình, Cà Mau, Yên Bái, Tây Ninh đều trên 100%.

Nhóm 2 có tỷ lệ tái đàn lợn từ 90% đến dưới 100%, trung bình đạt trên 96% gồm 9 tỉnh: Ninh Thuận, Bình Dương, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Kon Tum, Nam Định, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Tuyên Quang.

Nhóm 3 với tỷ lệ tái đàn từ 70% cho tới dưới 90%, trung bình đạt 80% có 23 tỉnh, thành, bao gồm; Khánh Hòa, Nghệ An, Sơn La, Phú Yên, Cần Thơ, Điện Biên, Bắc Giang, Hà Giang, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Lào Cai, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Trị, Thứa Thiên Huế, Phú Thọ, Gia Lai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Hà Nam.

Nhóm 4 gồm 22 tỉnh, thành với tỷ lệ tái đàn dưới 70%, trung bình chỉ đạt 55%, gồm: Bắc Ninh, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Bạc Liêu, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Sóc Trăng, Hậu Giang, Long An, An Giang, Hải Dương, Kiên Giang, Đà Nẵng, Hải Phòng, Lạng Sơn và Đồng Tháp.

Riêng với đàn lợn thịt của 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, tính đến hết tháng 10/2020 đạt trên 4,2 triệu con, tăng so với ngày 1/1/2019 trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi trên 66%, tăng so với ngày 1/1/2020 xấp xỉ 31%.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm