Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thùy Dương
Thứ bảy, 01/01/2022 - 06:35
(Thanh tra) - Năm 2021 có thể coi là một năm đầy thách thức với ngành Thủy sản. Dịch bệnh Covid-19 đã gây tác động tiêu cực không nhỏ tới nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, các địa phương đã thích ứng với phòng, chống dịch trong giai đoạn mới. Ngành Thủy sản đang nỗ lực, linh hoạt tối đa để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Ngành Thủy sản đang nỗ lực, linh hoạt tối đa để tăng tốc sản xuất, xuất khẩu những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Ảnh: Chu Tuấn
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hướng tới ngành Thủy sản
Trước diễn biến của đại dịch Covid-19 kéo dài cả năm 2020 tới nay, hoạt động thương mại thủy sản toàn cầu đã bị ảnh hưởng không hề nhỏ, làm thay đổi xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, tác động mạnh tới nhập khẩu thủy sản. Điều này đã tạo ra nhiều bất ổn trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu ở hầu hết các nhà cung cấp thủy sản lớn thế giới.
Theo số liệu thống kê, năm 2020 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 2,025 triệu tấn với trị giá 8,41 tỷ USD, giảm 3,9% về lượng và giảm 1,51% về trị giá so với năm 2019. Dịch Covid-19 làm nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các thị trường giảm, song xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản trong năm 2020 chỉ giảm nhẹ so với năm 2019. Trong khi xuất khẩu thủy sản tới những thị trường lớn như Mỹ, Nga, Anh, Australia, Canada tăng mạnh so với năm 2019.
Những tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp trong nước tiếp tục chủ động chuyển dịch cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu tới từng thị trường. Mặc dù dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nhất định ở Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của cả nước 7 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt 1,16 triệu tấn, tăng 10,9% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu thủy sản tới hầu hết các thị trường lớn đều đạt kết quả tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2020, chỉ riêng xuất khẩu thủy sản tới thị trường Trung Quốc giảm.
Từ đầu tháng 8/2021, dịch Covid-19 lan rộng và nhanh từ TP HCM xuống miền Tây, đặc biệt từ ngày 23/8 đến 15/9, toàn bộ các tỉnh Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long thực hiện Chỉ thị 16 nghiêm ngặt nên từ vận chuyển nguyên vật liệu, đến thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu… đều ảnh hưởng mạnh đến tiến độ sản xuất và giao hàng xuất khẩu. Trong khi đó, các doanh nghiệp thủy sản tại phía Nam lại chiếm tới hơn 2/3 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Theo thống kê, tính tới cuối tháng 8, chỉ có khoảng 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ”; khoảng 30 - 40% doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất, số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy. Trong đó, Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp là các tỉnh có số lượng doanh nghiệp thủy sản ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc tạm ngừng sản xuất nhiều nhất để tổ chức lại thực hiện “3 tại chỗ”.
Khó khăn lại thêm khó khăn, do ảnh hưởng của dịch bệnh, quy định giãn cách nên nhiều doanh nghiệp thủy sản không thể huy động được nguồn nguyên liệu, nguyên liệu bị ùn ứ khiến giá nhiều mặt hàng thủy sản đã giảm mạnh, người dân không tiếp tục thả nuôi… Chính những điều này đã khiến ngành Thủy sản trong nước phải đối mặt với trăm bề khó khăn, thách thức.
Những tín hiệu tích cực cuối năm 2021
Đứng trước những khó khăn trên, nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản đã linh động, thích ứng và chủ động cơ cấu lại hoạt động để phấn đấu đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, các địa phương đã thích ứng với việc chống dịch linh hoạt và hiệu quả, các doanh nghiệp sản xuất thủy sản đã dần phục hồi. Nhiều mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 11 tháng năm 2021, xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 8 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu tôm trong tháng 11 tăng 11% ước đạt gần 350 triệu USD; lũy kế hết hết tháng 11/2021, xuất khẩu tôm đạt trên 3,5 tỷ USD.
Một mặt hàng cũng là thế mạnh của ngành Thủy sản nước ta đó là mặt hàng cá tra. Theo thống kê, xuất khẩu mặt hàng cá tra cũng đã có tín hiệu tịch cực trong tháng 11 (đạt khoảng 178 triệu USD). Lũy kế 11 tháng năm 2021, xuất khẩu mặt hàng cá tra đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2020…
Nhiều chuyên gia nhận định, ngành Thủy sản Việt Nam mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021, nhưng vẫn phát triển trong cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022. Nhận định này dựa vào nền tảng các nước châu Âu và Mỹ đang dỡ bỏ dần lệnh phong tỏa, nhu cầu hàng hóa trên thế giới đang phục hồi trở lại; các nhà nhập khẩu tăng cường nhập hàng hóa để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ tăng.
Đồng thời lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia ký kết như CPTPP, EVFTA, UKVFTA… cũng đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng kim ngạnh xuất khẩu vào các thị trường, giúp giữ được đà tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản.
Mặt khác, Chính phủ cũng vừa phê duyệt Đề án Phát triển ngành Chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu phát triển chế biến thủy sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp tục hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chú trọng tới nhóm sản phẩm chủ lực (tôm, cá tra, cá ngừ)… Đề án này được coi là động lực mạnh mẽ giúp ngành Chế biến thủy sản trong nước phát triển trong những những năm tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh