Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thành Công
Thứ năm, 20/02/2025 - 13:05
(Thanh tra) - Trong bối cảnh thị trường lao động ngoài nước ngày càng rộng cửa, năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm tươi sáng cho lao động Việt Nam khi nhiều thị trường mới có thu nhập cao được khai mở và ký kết trong năm nay 2025, theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Bá Hoan.
Lao động Việt Nam làm việc tại vườn ươm PPS Seed (thành phố Asan, Hàn Quốc)
Nhiều ký kết thỏa thuận hợp tác lao động quốc tế trong năm 2025
Số liệu của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đưa gần 160.000 lao động ra nước ngoài mỗi năm.
Hiện có khoảng 700.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau, tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường lao động quốc tế.
Ông Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) thông tin, trong năm 2025, sẽ có nỗ lực đàm phán và ký kết các thỏa thuận hợp tác lao động quốc tế, tạo hành lang pháp lý và bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam.
“Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì và ổn định các thị trường lao động truyền thống như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và mở rộng sang châu Âu như Rumani, Hungary, Ba Lan, Phần Lan, Đức, Áo, Bungary. Thị trường Mỹ và Canada cũng đang được khai thông, trong khi thị trường Australia và New Zealand đang được xúc tiến phát triển”, ông Nam nói.
Nhân lực cho ngành nông nghiệp ở Nhật thiếu hụt, nên nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài rất cao (Ảnh minh họa)
Nhiều thị trường lao động rộng cửa, nhưng đòi hỏi nhân lực cao
Thị trường lao động quốc tế đang mở rộng cơ hội cho người lao động Việt Nam, tuy nhiên, không có chuyện "việc nhẹ, lương cao" như một số thông tin sai lệch. Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh rằng, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều thách thức trong phát triển thị trường lao động nước ngoài.
Một số thị trường mới, đặc biệt là các nước châu Âu như Đức, Áo, yêu cầu trình độ ngoại ngữ B1, B2 theo khung châu Âu, trong khi Nhật Bản cũng đòi hỏi người lao động phải đạt trình độ tiếng Nhật nhất định. Việc tuyển chọn nguồn lao động cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề về kỷ luật lao động ở các thị trường như Hàn Quốc và Nhật Bản.
Hay như thị trường tại các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), theo Đại sứ Việt Nam ông Nguyễn Thanh Diệp,đây là thị trường rất tiềm năng cho lao động Việt, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, phần mềm và máy tính với mức lương có thể lên đến 200.000 USD/năm cho lao động chất lượng cao.
Các lao động phổ thông như công nhân xây dựng có thu nhập thấp hơn, và phía Việt Nam đang đề nghị UAE nâng lương cho nhóm lao động này. Dự kiến, trong thời gian tới, có thể đưa 10.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại UAE, với các ưu đãi về y tế, giáo dục và nhà ở cho lao động chất lượng cao.
Cánh cửa đi lao động nước ngoài sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2025. Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan khẳng định, không có việc giản đơn, đào tạo ngắn hay không có ngoại ngữ mà lại nhận được lương cao khi làm việc ở nước ngoài.
Theo các chuyên gia, một trong những vấn đề lớn của lao động Việt Nam là thiếu hụt trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Mặc dù có sự nỗ lực trong công việc, nhiều lao động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các thị trường lao động quốc tế.
Các ngành nghề đòi hỏi tay nghề cao như kỹ thuật, công nghệ thông tin, cơ khí vẫn còn thiếu nguồn lao động đủ tiêu chuẩn. Điều này khiến lao động Việt Nam chủ yếu bị giới hạn trong các công việc phổ thông với thu nhập thấp và ít cơ hội thăng tiến.
Những vấn đề này đang là thách thức lớn cho cả người lao động và các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường lao động quốc tế, đồng thời cải thiện chất lượng lao động để đáp ứng yêu cầu của các thị trường cao cấp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 26/3/2025, Sembcorp Development (thuộc sở hữu bởi Sembcorp Industries - gọi tắt Sembcorp) cùng Becamex IDC đã ký cam kết nghiên cứu phát triển thêm bốn dự án Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại Việt Nam gồm các tỉnh: Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương và Bình Dương.
Thùy Dương
(Thanh tra) - Ngày 26/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã dự Lễ khởi công Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) Thái Bình.
Minh Tân
PV
Thùy Dương
Trần Quý
T. Minh
Thùy Dương
Trần Lê
Hoàng Nam
Trần Quý
Nguyễn Điểm
Bùi Bình
Phúc Anh
Hoàng Nam
Phương Anh
Văn Thanh