Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 12/02/2020 - 11:49
(Thanh tra) – Liên quan tới tình trạng nông sản rớt giá do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV), Sở Công thương TP HCM đã khẩn trương vào cuộc, ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo tìm đầu ra cho nông sản cũng như đưa ra các giải pháp đảm bảo nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm do xuất hiện tình trạng người dân tích trữ lương thực do lo ngại dịch bệnh kéo dài.
Sở Công thương TP HCM đã vào cuộc, ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm cho người dân. (Ảnh minh họa: TM)
Theo Sở Công thương, để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, trước tình hình một bộ phận người tiêu dùng hoang mang do lo ngại dịch bệnh kéo dài, lan rộng nên có hiện tượng gom, tích trữ các mặt hàng lương thực (như mì, bún khô, gạo, nước mắm…) trong những ngày vừa qua; Sở Công thương TP đã làm việc với Hội Lương thực Thực phẩm TP và các doanh nghiệp bình ổn thị trường về chuẩn bị nguồn hàng hóa các mặt hàng thiết yếu và các giải pháp cân đối cung - cầu hàng hóa phục vụ người dân khi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Các doanh nghiệp đã có kế hoạch ứng phó, sẵn sàng cung ứng vượt 30% - 50% kế hoạch TP giao. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ nguồn nguyên liệu để duy trì cung ứng, vượt kế hoạch đến hết năm 2020, trong đó một số doanh nghiệp cam kết cung ứng vượt kế hoạch đến hết năm 2021…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đồng tình triển khai ngay các chương trình khuyến mại, giảm giá đối với các mặt hàng thiết yếu như thịt heo, trứng, mì gói, bún khô, nước chấm… từ 10% đến 15% tùy theo mặt hàng. Riêng Acecook cam kết đồng hành cùng Sở Công thương hỗ trợ miễn phí mì, bún khô tại các điểm cách ly nếu có yêu cầu.
Liên quan tới tình hình một số mặt hàng nông sản như dưa hấu, thanh long, mít, nhãn… rớt giá do gặp khó khăn trong xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch bệnh nCoV, Sở Công thương đã làm việc với Hội Lương thực Thực phẩm TP, toàn bộ các hệ thống phân phối trên địa bàn TP, 3 chợ đầu mối, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm (có chức năng sấy khô nông sản), triển khai ngay 3 giải pháp.
Về giải pháp tập trung kết nối, tiêu thụ sản phẩm tươi, các hệ thống phân phối, 3 chợ đầu mối tăng cường tổ chức thu mua các mặt hàng thanh long, dưa hấu. Đồng thời kích cầu tiêu dùng thông qua các hoạt động truyền thông, quảng bá, khuyến mại, tổ chức khu vực chuyên doanh các mặt hàng này.
Đến nay, Sở Công thương TP đã phối hợp Long An, Bình Thuận và các tỉnh, thành khu vực phía Nam triển khai thực hiện; trong đó tập trung kết nối vào các hệ thống phân phối có mạng lưới kinh doanh trên cả nước như Saigon Co.op, Big C, Vinmart… Với các giải pháp kích cầu của các đơn vị phân phối, sự đồng hành của người tiêu dùng TP, sau thời gian ngắn thực hiện, sản lượng tiêu thụ tại các hệ thống như Saigon Co.op, Big C, Lotte… đã tăng gấp nhiều lần so với trước đây…
Đối với giải pháp tăng cường thu mua để sấy khô, trữ lạnh, các doanh nghiệp chế biến nông sản tăng cường tổ chức thu mua để sấy khô, trữ lạnh. Để các doanh nghiệp sấy khô yên tâm thu mua, chế biến, Sở Công thương TP cam kết hỗ trợ kết nối, các hệ thống phân phối trên địa bàn TP cùng đồng hành hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản đã sấy khô, chế biến.
Bên cạnh đó, về giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu, Sở Công thương TP phối hợp Hội Lương thực Thực phẩm TP, Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao, Sở Công thương các tỉnh, thành xây dựng kế hoạch xúc tiến, phát triển thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản. Trong đó, chú trọng giải pháp nâng cao và đồng bộ chất lượng nông sản; đáp ứng về tiêu chuẩn và sản lượng đối với các thị trường khó tính…
Tuấn Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh