Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngành Dược trong nước chưa tương xứng với tiềm năng

Thứ ba, 14/06/2016 - 09:33

(Thanh tra)- Theo Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế), trong số hơn 12.000 loài thực vật ở Việt Nam, có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc, trong đó, có nhiều loài dược liệu quý về cả công dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế. Tổng sản lượng dược liệu trồng hàng năm ước tính khoảng 5.000 tấn.

80 - 85% dược liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc

Theo ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền, hàng năm, ngành Dược sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại, trong đó có khoảng 80 - 85% dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu (chủ yếu nhập từ Trung Quốc). Mỗi tuần khoảng 300 - 400 tấn dược liệu thông quan qua cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn. Dược liệu ở Trung Quốc cung cấp theo 2 dạng: Nông sản và dược liệu trồng, thu hái tự nhiên theo tiêu chuẩn. Những dược liệu ở dạng nông sản không đảm bảo chất lượng để làm thuốc thì có giá rất rẻ so với các loại dược liệu trồng và thu hái tự nhiên theo tiêu chuẩn. Phần lớn các dược liệu nhập khẩu vào Việt Nam là những dược liệu ở dạng nông sản nên ảnh hưởng lớn đến vấn đề an ninh dược liệu và ảnh hưởng xấu đến việc trồng, thu hái dược liệu tại Việt Nam. Ngoài ra, dược liệu thông quan qua cửa khẩu còn rất nhiều tồn tại như: Không bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ…

Bà Nguyễn Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội cho biết, hiện cả nước có 322 đơn vị, cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu nhưng mới chỉ có 12 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP - WHO. Trong khi thị phần thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên ở Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 10% nhu cầu sử dụng trong nước.

Được biết, từ tháng 3/2016 đến nay, Cục Quản lý Y dược cổ truyền đã xét duyệt cấp giấy phép nhập khẩu dược liệu cho 10 doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu qua 7 nhà cung cấp từ phía Trung Quốc. Cục hạn chế nhập khẩu các dược liệu đã trồng được ở trong nước nhằm khuyến khích các đơn vị thu mua nguồn dược liệu trong nước.

Cũng theo các chuyên gia trong ngành, hiện nay, nguồn dược liệu trong nước chưa được đầu tư phát triển. Việc thu mua dược liệu trong nước chủ yếu tập trung thông qua các thương lái; một số ít theo đơn đặt hàng của các nhà máy sản xuất dược liệu... Công tác quản lý khai thác dược liệu còn lỏng lẻo; các dược liệu quý hiếm đang bị khai thác bừa bãi và chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu... Hiện tại, chúng ta lại chưa có qui định về kê khai giá đối với mặt hàng dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Do đó, nguồn cung phụ thuộc nhiều vào thời vụ và phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhập khẩu. Trong khi đó, giá dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền biến động rất nhiều theo thời vụ và thị trường dẫn tới tình trạng giá trúng thầu dược liệu, vị thuốc tại các tỉnh, thành phố chênh lệch nhau nhiều.

Tìm chỗ đứng cho dược liệu trong nước

Theo ông Phạm Vũ Khánh, hệ thống ngành Dược cần xây dựng cơ chế chính sách kinh tế hỗ trợ cho dược liệu sản xuất trong nước bao gồm: Dược liệu trồng trong nước, dược liệu khai thác hợp pháp, dược liệu khai thác kết hợp bảo tồn bền vững; dược liệu được chế biến tại các cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn GMP hoặc các cơ sở sản xuất đạt điều kiện theo Thông tư 16/2011/TT-BYT…

Đồng thời, ngành Y tế tăng cường kiểm tra các dược liệu được nhập vào Việt Nam, trong đó qui định dược liệu nhập khẩu về Việt Nam phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ, có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của từng đợt nhập dược liệu, kiểm tra, rà soát ngăn chặn việc vận chuyển các dược liệu không rõ nguồn gốc vào Việt Nam; tập trung kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược liệu lớn tại quận 5, TP Hồ Chí Minh và thị trấn Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Đại diện Cục Quản lý Y dược cổ truyền cho biết, thời gian tới, ngành Y tế sẽ tăng cường xây dựng, ban hành tiêu chuẩn dược liệu sau chế biến; đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sinh học trong việc tạo giống dược liệu chất lượng cao; hiện đại hóa hệ thống kiểm nghiệm dược liệu, thuốc từ dược liệu từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng các viện, bệnh viện y học cổ truyền trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm