Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 04/01/2016 - 09:21
(Thanh tra) - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tạo ra bước ngoặt đối với hoạt động xuất khẩu (XK) của nước ta. Trong đó, ngành Dệt may với mũi nhọn XK sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi thuế suất trở về 0%. Bài toán đặt ra cho ngành Dệt may phải có chuỗi sản xuất khép kín từ sợi - dệt - nhuộm - may đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ sợi của TPP.
Khoảng 70% DN trong ngành Dệt may đang làm ở khâu cuối cắt - may, việc đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu dệt may đang là yêu cầu cấp bách để hội nhập TPP. Ảnh: Chu Tuấn
Nắm bắt cơ hội
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong số các thị trường TPP, XK sang Hoa Kỳ luôn đạt giá trị lớn nhất, chiếm 42% so với tổng kim ngạch XK dệt may, ước đạt 5,18 tỷ USD (tăng 11,01% so với cùng kỳ năm 2014), chiếm gần 50% trong khối thị trường TPP; tiếp đến là Nhật Bản với 1,3 tỷ USD...
Hiện, mức thuế suất trung bình của 1.000 dòng thuế nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam vào Mỹ ở mức 17%, trong đó, nhiều dòng sản phẩm phải chịu mức thuế cao trên 30%, nếu được giảm hoặc miễn còn 0% thì ngành Dệt may Việt Nam rõ ràng sẽ lợi thế hơn rất nhiều so với Trung Quốc và những quốc gia khác khi tiến vào thị trường Hoa Kỳ.
Theo thống kê, 2 năm trở lại đây, vốn đầu tư vào sản xuất nguyên liệu dệt may lên đến con số trên 2 tỷ USD/năm, bằng tổng số vốn thu hút 10 năm trước đó. Hiện nay, đầu tư về nguyên, phụ liệu cho ngành Dệt may chủ yếu đến từ các doanh nghiệp (DN) FDI, trong khi đầu tư của các DN trong nước còn hạn chế. Việc các DN FDI tăng đầu tư vào vùng sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành Dệt may cũng sẽ tạo cơ hội cho các DN trong nước tận dụng lợi thế về quy tắc xuất xứ và từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường khi XK sang các nước trong khối TPP...
Thách thức từ “quy tắc xuất xứ”
Có thể thấy, TPP sẽ mang lại cơ hội rất lớn cho ngành Dệt may trong nước, song những thách thức, yêu cầu để hội nhập sâu rộng và tận dụng các ưu đãi về thuế là không hề nhỏ. Với TPP, các DN ngành Dệt may sẽ phải đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”.
Đây chính là thách thức lớn nhất của ngành Dệt may nước ta khi mà phần lớn nguyên, phụ liệu cho ngành lại đang được nhập khẩu.
Theo Vitas, cả nước có khoảng 4.000 DN dệt may, trong đó có 650 DN nước ngoài, số DN may chiếm 70%, dệt chiếm 17%, kéo sợi 6%, nhuộm 4%, phụ trợ 3%. Từ những con số này có thể thấy, chúng ta đang rất mạnh trong khâu cuối cắt - may, còn đối với lĩnh vực kéo sợi, nhuộm, dệt thì đang thiếu sự đầu tư tương xứng. Đây thực sự đang là bài toán khó cho nhiều DN Dệt may trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” theo quy định của TPP. Ngành Dệt may đang yếu ở khâu nguồn, tức là nguồn cung nguyên, phụ liệu dệt may và đang lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Tham gia TPP, ngành Dệt may sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi thuế xuất trở về 0%. Ảnh: Chu Tuấn
Nếu ngành Dệt may muốn đầu tư vào nguồn nguyên liệu, phải có các vùng nguyên liệu cả ngàn héc ta. Tuy nhiên, đây lại là thách thức từ chính sân nhà bởi nhiều địa phương không khuyến khích phát triển ngành phụ trợ dệt may do ô nhiễm môi trường nên không sẵn sàng dành quỹ đất lớn. Riêng việc phát triển dệt nhuộm, cần phát triển theo định hướng, song vấn đề hiện nay là khâu xử lý nước thải, môi trường, bởi tiêu chuẩn của Việt Nam khá cao nên DN khó đáp ứng. Điều này là trở ngại lớn của ngành Dệt may.
Chưa kể, việc đầu tư vào dệt nhuộm cần vốn lớn, quay vòng vốn dài, trình độ quản lý cao, máy móc thiết bị hiện đại. Nếu không làm tốt được, vải chất lượng cũng không cao, không đáp ứng được yêu cầu.
Bài toán đặt ra cho ngành Dệt may phải có chuỗi khép kín từ sợi - dệt - nhuộm - may đáp ứng được xuất xứ từ sợi của TPP. Từ đó, DN không chỉ chủ động tự cung trong toàn chuỗi của mình mà còn có cơ hội để XK và cung ứng nguyên, vật liệu cho thị trường may mặc Việt Nam.
Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi cho ngành Dệt may để rộng cửa hơn nữa cho nước ngoài đầu tư vào dệt nhuộm và hoàn tất rút ngắn thời gian phụ thuộc vào nước khác.
Chu Tuấn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng