Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lúng túng trong hậu kiểm, nguy cơ xảy ra tranh chấp trong thực hiện hợp đồng

Thứ ba, 05/10/2021 - 22:58

(Thanh tra) - Thời gian qua, Báo Thanh tra nhận được nhiều ý kiến của độc giả băn khoăn từ cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam. Theo đó, việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện mặt trời áp mái nhà giữa các chủ đầu tư và bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể dẫn đến tranh chấp kiện tụng trong hậu kiểm.

Kẹp chì niêm phong quản lý của Điện lực Ninh Sơn thuộc Điện lực Ninh Thuận

Để giải đáp những băn khoăn của độc giả, phóng viên Báo Thanh tra đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này với luật sư Phạm Viết Luân, Đoàn Luật sư Hà Nội.

+ Thưa ông! Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời ở Việt Nam được hiểu như thế nào?

- Theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam được hiểu là trong một thời điểm nhất định Chính phủ huy động mọi nguồn lực đầu tư từ các tổ chức cá nhân điện mặt trời mái nhà đầu tư phát triển bán phần dư thừa không sử dụng hết cho bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc các khách hàng ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhằm giảm tải đầu tư cho ngành Điện đồng thời đóng góp cho việc thiếu hụt điện trong tăng trưởng điện thương phẩm hàng năm. Ngoài ra góp phần giảm khí thải bảo vệ môi trường.

+ Việc ký kết hợp đồng mua bán điện mặt trời áp mái nhà giữa các chủ đầu tư và bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thực hiện theo cơ chế khuyến khích như thế nào, thưa ông?

- Căn cứ Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/04/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, các chủ đầu tư (bên bán điện) được ký hợp đồng với giá khuyến khích bán điện theo khoản 2  và khoản 4 Điều 8 như sau:

“Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được ủy quyền thực hiện thanh toán lượng điện năng từ hệ thống điện mặt trời mái nhà phát lên lưới điện quốc gia theo giá mua điện quy định tại biểu giá mua điện đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà tại phụ lục của quyết định này. Giá mua điện này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá của đồng Việt Nam với đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh), tỷ giá áp dụng là tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày cuối cùng của năm trước để tính tiền điện thanh toán cho năm tiếp theo. Các bên co trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về thuế và phí”.

“Giá mua điện tại khoản 2 Điều này được áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà có thời điểm vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ trong giai đoạn từ ngày 01/7/2019 đến ngày 31/12/2020 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vào vận hành phát điện. Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà quy định tại khoản 2 Điều này được hạch toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá điện bán buôn và bán lẻ hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Hóa đơn thanh toán được lập trên cơ sở sản lượng điện giao và sản lượng điện nhận riêng biệt”.

+ Ông có thể cho biết, việc ký hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà hợp pháp giữa chủ đầu tư và bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào? Có hiệu lực khi nào?

- Hai bên tuân thủ và thực hiện theo thỏa thuân đấu nối hệ thống điện mặt trời áp mái, được hội đồng nghiệm thu nghiệm thu đưa vào vận hành đúng trong thời gian theo khoản 4, Điều 8 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg.

Việc ký hợp đồng mua bán điện mặt trời các bên cần phải áp dụng các điều khoản trong hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà phục lục 2 (ban hành kèm theo Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng muabán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời). Hợp đồng có hiệu lực ngay trong ngày được ký kết.

+ Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà thì các bên sẽ giải quyết như thế nào?

- Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thì các bên có thể áp dụng một trong các phương thức sau đây để giải quyết tranh chấp:

Các bên tranh chấp trong hợp đồng tự đàm phán, thương lượng giải quyết tranh chấp trong vòng 60 ngày (theo Thông tư 40/TT-BCT ngày 13/12/2010 của Bộ Công Thương).

Các bên tranh chấp gửi văn bản đến Bộ Công Thương để được xem xét giải quyết theo Thông tư 40/TT-BCT ngày 13/12/2010.

Các bên tranh chấp có thể chọn cách gửi đơn khởi kiện ra cơ quan tài phán như trọng tài hoặc tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Điện lực .

+ Trường hợp nào thì hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà bị vô hiệu hoặc ngừng hợp đồng, thưa ông?

- Khi hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà giữa chủ đầu tư và Tập đoàn Điện lực Việt Nam không tuân thủ các quy định của Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/4/2020 và hợp đồng mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng muabán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời có thể dẫn đến vô hiệu hoặc một trong hai hoặc cả hai bên có hành vi vi phạm về pháp luật như gian dối nhằm trục lợi chính sách của Nhà nước đã được cơ quan quản lý Nhà nước như Sở Công Thương hoặc Bộ Công Thương hoặc các quyết định của cơ quan điều tra, tòa án các cấp kết luận thanh tra có hành vi gian dối có hiệu lực pháp luật.

Đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra ngày 13/4/2021

Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Thanh tra, một số hợp đồng điện mặt trời áp mái tại xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã được chủ đầu tư và Công ty Điện lực Ninh Thuận nghiệm thu và ký hợp đồng mua bán điện đúng thời điểm quy định.

Việc xử lý sự cố, cắt điện để xử lý sự cố sau ngày hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà có hiệu lực, chủ đầu tư thực hiện theo điểm c, d khoản 2 Điều 39 Luật Điện lực.

Về hậu kiểm của các cơ quan quản lý Nhà nước và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, sau khi hợp đồng mua bán điện có hiệu lực đã được tiến hành. Theo Văn bản số 21/QĐ-EVN ngày 07/01/2021, đoàn công tác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Điện lực Ninh Thuận) đã đến dự án kiểm tra. Tiếp đó, đoàn của Bộ Công Thương đã đến các dự án điện mặt trời Quảng Sơn để kiểm tra và có biên bản kết thúc vào ngày 14/04/2021.

Về phía Điện lực Ninh Sơn thường xuyên kiểm tra kẹp chì niêm phong Inventer phòng ngừa đấu nối thêm công suất phát theo Thông báo số 965/TB-PCNT ngày 14/04/2021.

Đáng nói là, hiện đang có những thông tin chưa thống nhất dẫn đến nguy cơ tranh chấp giữa các bên tại dự án này. Cụ thể, Tổng Công ty Điện lực miền Nam, tại báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam ngày 25/09/2021 về việc kiểm tra, rà soát việc nghiệm thu ký hợp đồng mua bán điện mái nhà, có đề cập đến kết luận của Công ty Điện lực Ninh Thuận về quá trình ký và thực hiện hợp đồng như sau: Thời gian nghiệm thu và ký hợp đồng: Các hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt hoàn thành và nghiệm thu vận hành lúc 23h05 phút ngày 31/12/2020, đúng thời điểm quy định theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg…

Bản thân Tổng Công ty Điện lực miền Nam cũng khẳng định “chủ đầu tư tổ chức đóng điện đưa tài sản của chủ đầu tư vào vận hành bán điện (bao gồm hệ thống điện mặt trời mái nhà và đường dây 22KV đấu nối) lúc 23h05 phút ngày 31/12/2020”. Có điều, cho rằng "vào thời điểm đóng điện vận hành phát điện, phần đường dây 22KV đấu nối chưa đạt yêu cầu kỹ thuật vận hành dẫn đến sự cố…”, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã chỉ đạo Điện lực Ninh Thuận làm việc với chủ đầu tư để hủy hợp đồng…

Như ở phần trên, luật sư đã đề cập, việc ngừng hợp đồng mua bán điện mặt trời phải được các cơ quan quản lý Nhà nước kết luận. Báo Thanh tra sẽ tiếp tục theo dõi để thông tin tới bạn đọc khi có diễn biến mới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm