Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột có quy mô lớn nhất từ trước tới nay

Hải Hà

Thứ sáu, 10/02/2023 - 19:14

(Thanh tra) - Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” sẽ diễn ra từ ngày 10/3 - 14/3 tại TP Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh.

Đặc sản cà phê Buôn Ma Thuột được giới thiệu tới với du khách tham dự họp báo. Ảnh: HH

Sáng 10/2, tại Hà Nội, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức họp báo giới thiệu về lễ hội.

Theo Ban Tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 là dịp để quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam; từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới; tôn vinh người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê.

Lễ hội cũng là dịp để Đắk Lắk giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh; xúc tiến, thu hút đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác trên địa bàn tỉnh.

Ban Tổ chức cho biết: Lễ hội năm nay được tổ chức với quy mô lớn hơn so với những lần trước, hình thức thể hiện theo xu hướng hội nhập quốc tế, với phong cách hiện đại làm nổi bật chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”.

Ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết: Điểm nổi bật của lễ hội lần này là hình thức thể hiện các hoạt động theo xu hướng hội nhập quốc tế, hiện đại làm nổi bật chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”. Ảnh: HH

Lễ hội có 18 hoạt động chính thức và một số hoạt động hưởng ứng của các địa phương.

Bên cạnh, các nội dung khai mạc, bế mạc, lễ hội đường phố… lễ hội năm nay có nhiều hoạt động mới.

Có thể kể đến như: Cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột với chủ đề: “Chuyện kể về cà phê Buôn Ma Thuột”; biễu diễn vở Ca kịch Khát vọng Dam Săn; lễ hội ánh sáng; triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề: “Văn hóa cà phê Việt Nam - hành trình kiến tạo văn hóa thế giới” và “Lịch sử cà phê thế giới”; hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê…

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội cho biết, Buôn Ma Thuột được mệnh danh là “Thủ phủ Cà phê của Việt Nam”, có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước, với diện tích khoảng 210.000 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt hơn 520.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng toàn quốc.

Cà phê của tỉnh đã xuất khẩu đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ban Tổ chức cho biết, lễ hội là dịp để Đắk Lắk giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh... Ảnh: HH

Qua 7 lần tổ chức, lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành một sự kiện nổi bật của ngành Cà phê Việt Nam, có ảnh hưởng lớn và để lại ấn tượng tốt đẹp đối với người dân, du khách trong nước và quốc tế.

Điểm nổi bật của lễ hội lần này là hình thức thể hiện các hoạt động theo xu hướng hội nhập quốc tế, hiện đại làm nổi bật chủ đề lễ hội: “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”.

Ông Nguyễn Tuấn Hà nhấn mạnh, lễ hội là hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa quan trọng giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước quảng bá sản phẩm, gắn kết sự phát triển giữa sản xuất và xuất khẩu, mở rộng thị trường và hợp tác đầu tư.

Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp và bạn bè trên thế giới có dịp gặp gỡ, trao đổi hợp tác kinh doanh, góp phần đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương, phát triển du lịch, giới thiệu hình ảnh đặc sắc về văn hóa cà phê, về con người, các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk năng động, thân thiện, lịch sự, mến khách.

Đáng chú ý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Tỉnh đã giao UBND TP Buôn Ma Thuột lấy ý kiến các đơn vị liên quan để ban hành Đề án “Phát triển thương hiệu TP Buôn Ma Thuột trở thành TP cà phê của thế giới; phát triển du lịch theo hướng sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương gắn với các di tích quốc gia” nhằm đưa TP Buôn Ma Thuột phát triển có định hướng cụ thể. Và lễ hội cà phê lần thứ 8 như một sự khởi đầu thuận lợi cho quá trình xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành TP cà phê của thế giới.

Về lượng du khách đến với lễ hội, Ban Tổ chức dự kiến, sẽ có khoảng 46 - 50 ngàn người, ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk thông tin, với gần 100 khách sạn từ 1 đến 5 sao, 1 đêm có thể đón được 12 ngàn du khách, tỉnh bảo đảm đủ cơ sở lưu trú cho du khách về dự lễ hội.

Hoa hậu H’Hen Niê làm Đại sứ Truyền thông của lễ hội Lần thứ 2 Hoa hậu H’Hen Niê được mời làm Đại sứ Truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột. Hoa hậu H’Hen Niê chia sẻ niềm tự hào của mình khi được làm đại sứ lễ hội. Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông trồng cà phê nên H’Hen Niê rất tự hào và hạnh phúc khi được lan tỏa cà phê của tỉnh Đắk Lắk với đông đảo bạn bè trong nước và thế giới. Từ nhỏ đã cùng gia đình trồng cà phê, H’Hen Niê tự hào giới thiệu với bạn bè thế giới về các công đoạn trồng cà phê như thế nào, cách rang cà phê bằng củi, cách pha cà phê ra sao để được cốc cà phê ngon nhất. Được làm Đại sứ Truyền thông, H’Hen Niê sẵn sàng quảng bá thương hiệu để tạo cơ hội phát triển cà phê Buôn Ma Thuột vươn tầm thế giới, giúp người nông dân trồng cà phê có thể thay đổi cuộc sống.  Hoa hậu H’Hen Niê làm Đại sứ Truyền thông của lễ hội. Ảnh: HH Là Đại sứ Truyền thông, H’Hen Niê sẽ chia sẻ trên mạng xã hội về các hoạt động của lễ hội. H’Hen cũng đã làm clip kể về quá trình làm cà phê tại quê hương mình. Trong mỗi lần tham dự sự kiện lễ hội, H’Hen Niê đều mang những câu chuyện liên quan đến cây cà phê để giới thiệu với mọi người. Tại họp báo về lễ hội ở TP Hồ Chí Minh, H’Hen Niê mặc trang phục màu xanh tượng trưng cho cây cà phê, như ngày hôm nay thì trang phục màu trắng của hoa cà phê và tiếp theo sẽ là 1 trái cà phê chín đỏ tại buổi họp báo tại TP Buôn Ma Thuột. Không chỉ trong khuôn khổ của lễ hội, mà cả sau lễ hội, H’Hen Niê vẫn tiếp tục chia sẻ hình ảnh cây cà phê, hình ảnh đời sống của H’Hen Niê tại quê nhà để quảng bá hình ảnh quê hương. Mong muốn mọi người sẽ về Buôn Ma Thuột vào tháng 12 khi trái cà phê chín đỏ, tháng 3 khi hoa cà phê nở trắng xóa, hoặc các tháng trong năm để tận hưởng những trái bơ, trái sầu riêng và khí hậu mát mẻ nơi đây… Cùng với Hoa hậu H’Hen Niê mỗi người dân địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng là một đại sứ truyền thông.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm