Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Làm đường cao tốc thôi không đủ, nếu hàng hóa vẫn “ách” ở cửa khẩu

Thứ ba, 27/06/2017 - 07:15

(Thanh tra)- Ngày 26/6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam về tạo thuận lợi thương mại, phát triển logistics và thực hiện cơ chế một cửa quốc gia.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: TN

Huy động vốn tư nhân để “lấp chỗ trống”

Theo các chuyên gia của WB, để thực hiện 3 lĩnh vực trên, Việt Nam cần xây dựng 4 trụ cột. Đó là, khung pháp lý về tạo thuận lợi thương mại; nâng cao hiệu quả cơ sở hạ tầng thương mại và chất lượng kết nối; xây dựng ngành dịch vụ logistics có tính cạnh tranh; tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác với khu vực tư nhân.

“Nếu chỉ làm đường cao tốc thôi thì không đủ. Hàng hóa vẫn bị ách tắc ở cửa khẩu, bến cảng thì ý nghĩa về hạ tầng sẽ không đầy đủ. Do đó, tạo thuận lợi thương mại ngoại biên, nâng cao kết nối nội địa - logistics sẽ là rất quan trọng”, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam nói.

Nhưng, năng lực, quy mô các nhà cung cấp dịch vụ logistic của Việt Nam vẫn hạn chế khi trong lĩnh vực này có tới 41% doanh nghiệp nhỏ với trình độ, năng lực cần được cải thiện. 35% số lượng xe vận chuyển không tải (năm 2010) và các dịch vụ môi giới xe không tải rất kém.

Các chuyên gia WB chỉ ra, năm 2016, 60% hàng hóa thông quan qua “Luồng Xanh” với 10 triệu tờ khai hải quan chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ tốt quy định nhưng lại chịu giám sát của 346 văn bản quy phạm pháp luật nên dễ phát sinh vi phạm. Hàng hóa qua “Luồng Vàng” chiếm 34,8% là quá cao so với các nước khác, chủ yếu là kiểm tra chuyên ngành, không thực hiện cắt giảm được theo tinh thần Nghị quyết số 19 của Chính phủ về tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh. Còn hàng hóa qua “Luồng Đỏ” chiếm 5,3% đã giảm so với trước song vẫn còn nhiều vấn đề cần đánh giá kỹ.

Theo WB, Chính phủvà các cơ quan Việt Nam cần rà lại tổng thể các thủ tục; ban hành cơ chế giải trình với xã hội, doanh nghiệp của cơ quan hải quan, cơ quan chuyên ngành với các chức danh có trách nhiệm cụ thể. Cùng với đó, phải có thống kê đáng tin cậy cho logistics để Nhà nước hoạch định chính sách và khu vực tư nhân xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.

Dẫn số liệu của Bộ Công Thương dự báo giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng vận tải khoảng 24 tỷ USD nhưng Nhà nước chỉ có thể đáp ứng được 8 tỷ USD, WB còn chỉ ra Việt Nam đang đối mặt với trách thức nữa là khối lượng hàng hóa tăng trưởng nhanh hơn mức tăng GDP và khối lượng hàng hóa vận chuyển nhanh hơn tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng hiện nay.

Cho nên, Chính phủ Việt Nam cần huy động vốn tư nhân, tín dụng thương mại để “lấp chỗ trống” và quan trọng hơn là nâng cao hiệu quả vận hành hạ tầng với sự tham gia của khu vực tư nhân.

Đáng chú ý, tại buổi làm việc, WB thông báo sẽ có khoản tài trợ cho ngân sách trực tiếp nhiều năm cho các chương trình hỗ trợ kỹ thuật đối với các lĩnh vực tạo thuận lợi thương mại, logistics và một cửa quốc gia.

Hợp tác công - tư trong kiểm tra hàng hóa chuyên ngành

Đánh giá cao báo cáo, các khuyến nghị và hoan nghênh WB hỗ trợ nguồn lực cho Việt Nam trong thực hiện chính sách - hướng ưu tiên trong sử dụng ODA của Việt Nam, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Tài chính làm việc cụ thể hơn về thể thức, nội dung và việc sử dụng hiệu quả khoản vay này.

Theo Phó Thủ tướng, thuận lợi thương mại, phát triển logistics và thực hiện cơ chế một cửa quốc gia là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Việt Nam hiện nay nhằm hướng tới các tiêu chuẩn và thông lệ của khu vực, quốc tế, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực vận tải, Việt Nam đang tập trung vào đường bộ, đường sắt theo trục Bắc- Nam chứ chưa quan tâm tới kết nối Đông - Tây và vận tải ven biển. “WB nghiên cứu vấn đề này không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà gắn với cả các tác động của khu vực, quốc tế khi giải quyết vấn đề này”, Phó Thủ tướng nói.

Chính phủ sẽ kêu gọi tư nhân tham gia hợp tác theo hình thức đối tác công - tư (PPP) ở cả việc phát triển hạ tầng và trong cả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

“Các Bộ chỉ tập trung xây dựng quy trình, thủ tục, thể chế còn đầu tư trang thiết bị kiểm soát hàng hóa thì nên để tư nhân làm, chứ hiện nay Bộ nào cũng thích tự mình kiểm tra, đầu tư nhiều tiền bạc cho thiết bị nhưng cuối cùng làm việc thiếu khách quan”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định.

Lãnh đạo Chính phủ cũng đồng tình với kiến nghị của WB về việc tích hợp chức năng phát triển logisitics vào Ủy ban Một cửa Quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại. Ông đề nghị WB giúp Chính phủ tham vấn về khuôn khổ, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Uỷ ban này và Cơ quan Thường trực đủ mạnh để bao quát được cả tạo thuận lợi thương mại, logistics và một cửa quốc gia.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.

Nam Dũng

12:43 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm