Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiên quyết không nghiệm thu các công trình sử dụng vât liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngọc Phó

Chủ nhật, 29/09/2024 - 21:11

(Thanh tra) - Sở Xây dựng TP Đà Nẵng vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (VLXD) trong sản xuất và đưa vào sử dụng tại các công trình xây dựng trên địa bàn.

Đà Nẵng không chấp nhận nguồn vật liệu xây dựng không có nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: N.P

Thời gian qua, Đà Nẵng khởi công và thi công nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn như: Cảng Liên Chiểu, tuyến cao tốc Tuý Loan, đường dẫn vào cảng Liên Chiểu, Làng Đại học Đà Nẵng… Có lúc, có nơi xảy ra tình trạng khan hiếm VLXD phục vụ san lấp mặt bằng công trình. Do vậy, có tình trạng khai thác nguồn đất, đá, cát trái phép hay lén lút đổ thải san lấp mặt bằng cho một số công trình đang thi công.

Nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng VLXD đầu vào cho các công trình, dự án đảm bảo việc sản xuất, sử dụng VLXD cho thi công xây dựng công trình tuân thủ đúng các quy định hiện hành; Sở Xây dựng đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:

Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng VLXD; cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng quy định tại Điều 12 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và các quy định hiện hành khác có liên quan.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng và nguồn gốc xuất xứ đầu vào của sản phẩm, hàng hóa VLXD; tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật trong quá trình thiết kế, thi công xây dựng công trình.

Tổ chức giám sát thi công xây dựng và giám sát thường xuyên, chặt chẽ. Kiên quyết không nghiệm thu đối với các công trình, hạng mục công trình sử dụng sản phẩm, hàng hóa VLXD không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Các chủ đầu tư cần tăng cường kiểm tra nguồn vật liệu đầu vào công trình. Ảnh: N.P

Các chủ đầu tư, quản lý dự án, công trình xây dựng có trách nhiệm sử dụng các loại VLXD có đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định; cương quyết không sử dụng các loại VLXD không đạt yêu cầu về chất lượng, không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ; ưu tiên sử dụng nguồn VLXD tại chỗ, VLXD thân thiện môi trường, sử dụng cát nhân tạo để thay thế cát tự nhiên; nghiên cứu sử dụng các loại VLXD tro xỉ nhà máy nhiệt điện, bãi thải của các mỏ khai thác than làm VLXD thay thế đất, cát san lấp.

Đối với tư vấn giám sát: Kiên quyết yêu cầu đưa ra khỏi công trường đối với các loại VLXD không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; báo cáo chủ đầu tư, các cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng nếu nhà thầu thi công xây dựng cố tình vi phạm.

Thực hiện kiểm tra, nghiệm thu kết quả thi công của từng phần việc, từng hạng mục công trình và công trình theo quy định; đặc biệt là kiên quyết từ chối nghiệm thu những công việc, hạng mục thi công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không tuân thủ trình tự, quy trình kỹ thuật thi công xây dựng công trình.

Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải sử dụng các loại VLXD đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ; lập kế hoạch thí nghiệm hiện trường trong quá trình thi công; thực hiện công tác thí nghiệm VLXD trước và trong khi thi công xây dựng công trình đảm bảo tuân thủ chỉ dẫn kỹ thuật và yêu cầu thiết kế.

Đối với các cơ sở tổ chức sản xuất, kinh doanh VLXD: Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ về quy hoạch, thiết kế, cấp phép, môi trường, đất đai, kinh doanh theo đúng quy định hiện hành; thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới, ưu tiên sử dụng dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng thấp, góp phần tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Dự án Cảng Liên Chiểu cần vài triệu m3 đất, đá san lấp. Ảnh: N.P

Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng VLXD trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tuân thủ các quy định về đầu tư xây dựng, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan. Tăng cường công tác quản lý chất lượng và nguồn gốc, xuất xứ nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất, kinh doanh VLXD, công bố tiêu chuẩn áp dụng và sự phù hợp của VLXD theo quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; ghi nhãn VLXD theo quy định về nhãn hàng hóa…

Thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tiết kiệm năng lượng, sử dụng tối đa chất thải công nghiệp, chất thải đô thị, chất thải xây dựng, chất thải ngành giao thông và chất thải nông nghiệp trong sản xuất VLXD để phát triển hiệu quả, bền vững, thân thiện môi trường.

Đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan kiểm tra, rà soát thực hiện các nội dung nêu trên, đảm bảo tuân thủ đúng theo các quy định hiện hành; đồng thời chủ động nghiên cứu, thực hiện theo Chiến lược Phát triển VLXD TP Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 được UBND TP phê duyệt tại Công văn số 1790/QĐ-UBND ngày 20/8/2024; tổng hợp, báo cáo những thuận lợi, khó khăn (nếu có) và các đề xuất, kiến nghị liên quan thông qua Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND TP xem xét, có ý kiến chỉ đạo thực hiện.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024
Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước

Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước

(Thanh tra) - Chiều 21/11, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024 nghe và cho ý kiến vào báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Trong đó, nổi lên việc thu ngân sách Nhà nước của tỉnh năm 2024 đạt hơn 50.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.

Văn Thanh

12:43 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm