Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 27/05/2016 - 20:54
(Thanh tra) - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (DN) Lê Mạnh Hà nhấn mạnh như vậy tại buổi họp báo về Nghị quyết hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 (Nghị quyết 35/2016) do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 27/5.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà (giữa) và lãnh đạo các bộ tại buổi họp báo chuyên đề về Nghị quyết 35
Hạn chế “nhũng nhiễu”
Theo ông Lê Mạnh Hà, để tránh gây “mệt mỏi”, “nhũng nhiễu” DN, Nghị quyết 35 đã quy định cơ quan quản lý Nhà nước chỉ được phép thanh tra, kiểm tra DN không quá 1 lần/năm, nếu quá thì DN có quyền không tiếp.
“Nếu các tỉnh, thành ký cam kết và thực hiện đúng thì tình hình sẽ khác hẳn”, ông Hà nói và cho biết thêm, DN có quyền từ chối tiếp các đoàn thanh tra nếu đã bị thanh tra. Còn đối với yêu cầu kiểm tra, DN có quyền khiếu nại hoặc phản ánh đến Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ.
Trước ý kiến băn khoăn, nếu chỉ thanh tra, kiểm tra 1 lần/năm liệu có ít, dẫn đến bỏ lọt vi phạm của DN, theo ông Lê Mạnh Hà, cần đặt niềm tin vào DN. Nhất là, số DN của Việt Nam đã lên đến hơn 500 nghìn, không thể thanh tra, kiểm tra thường xuyên được.
Ông Hà cũng nhấn mạnh, quy định như vậy không có nghĩa là “thả lỏng” cho DN vi phạm, để DN “nhờn” luật, mà vẫn phải tiếp tục kiểm tra và dùng nhiều biện pháp khác để ngăn chặn triệt để. Việc kiểm tra sẽ được khoanh vùng theo nhóm đối tượng có nguy cơ vi phạm cao và cơ quan Nhà nước có nghĩa vụ phân loại nhóm có nguy cơ cao để thanh tra, kiểm tra.
Giải thích rõ hơn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, quy định này để hạn chế sự lạm dụng gây phiền hà cho DN, hạn chế việc "ra vào" DN quá nhiều lần.
Theo Thứ trưởng Đông, "vào" rồi lại "ra" nghĩa là lần đầu "vào" không nghiêm túc, không đi đến tận cùng vấn đề. Nếu thấy DN không thực hiện đúng yêu cầu, cơ quan quản lý có quyền đình chỉ. Đặt ra quy định về thanh tra, kiểm tra trong Nghị quyết để cơ quan quản lý Nhà nước thêm trách nhiệm minh bạch, tường minh hơn đối với DN.
DN “gánh” quá nhiều chi phí
Một vấn đề khác được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra là, DN đang chịu nhiều chi phí không chính thức khi phải “bôi trơn” chủ yếu liên quan đến các thủ tục kinh doanh có điều kiện, khiến DN “yếu” đi, khó cạnh tranh được với các DN nước ngoài.
“Thuế, phí hiện nay chiếm khoảng 40% tổng lợi nhuận của DN, đó là mức cao so với khu vực. VCCI đang tiến hành nghiên cứu để kiến nghị Chính phủ cải thiện vấn đề này”, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho biết.
Nghị quyết cũng đã đề cập đến việc giảm chi phí cho DN, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nhận định, các khoản phí chính thức chiếm 40% trên lợi nhuận là cao, cần xem lại các chi phí này, nhìn nhận một cách khách quan, tổng hòa được lợi ích của DN, của người lao động và Nhà nước phải đóng vai trò điều hòa.
“DN mất năng lực cạnh tranh ngay từ các loại phí này. Năng lực cạnh tranh của quốc gia một phần lớn dựa vào năng lực cạnh tranh của DN, nếu DN không còn lợi thế cạnh tranh thì không thể có năng lực cạnh tranh quốc gia”, Thứ trưởng Đặng Huy Đông lưu ý.
Để nhanh chóng đưa nghị quyết vào cuộc sống, theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà, sắp tới sẽ triển khai sớm việc công khai, cập nhật các kiến nghị của DN gửi lên lãnh đạo Chính phủ. Điều này, sẽ là công cụ giám sát, buộc chính quyền phải tạo môi trường kinh doanh tốt hơn cho DN, người dân.
Ông Lê Mạnh Hà cũng cho biết, vào tháng 6/2016, Thủ tướng sẽ gặp gỡ với các DN vừa và nhỏ.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà