Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đông Hà
Thứ bảy, 17/05/2025 - 14:13
(Thanh tra) - GRDP tăng gần 9%, công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ tăng trưởng ấn tượng, thu ngân sách tăng gần 70%… Những con số tích cực trong 4 tháng đầu năm cho thấy Hưng Yên đang khẳng định vị thế là điểm sáng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.
Kinh tế – xã hội Hưng Yên tiếp tục ghi nhận nhiều dấu ấn rõ nét ngay trong 4 tháng đầu năm 2025. Ảnh: Đ.H
UBND tỉnh Hưng Yên vừa có báo cáo gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 4 tháng đầu năm 2025 và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới. Theo đó, bước vào năm 2025 trong bối cảnh nhiều thách thức đan xen, tỉnh Hưng Yên đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện môi trường đầu tư. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của chính quyền tỉnh, kinh tế – xã hội Hưng Yên tiếp tục ghi nhận nhiều dấu ấn rõ nét ngay trong quý đầu năm.
Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) riêng quý I/2025 tăng 8,96%, vượt mức dự kiến 8,52% và cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2024 (6,07%). Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 9,57%, đóng góp 5,82 điểm phần trăm vào tăng trưởng; thương mại – dịch vụ tăng 9,97% (2,39 điểm phần trăm); nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,06%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 8,71%.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ vai trò trụ cột trong tăng trưởng kinh tế. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 4 tháng đầu năm tăng 9,43% so với cùng kỳ. Ngành chế biến – chế tạo chiếm tỷ trọng lớn, tăng 8,36%. Nhiều ngành đạt mức tăng trưởng mạnh như sản xuất da và sản phẩm liên quan (+52,99%), cao su – plastic (+23,25%), trang phục (+22,17%). Riêng sản phẩm vệ sinh bằng gốm sứ tăng tới 139,46% – phản ánh nhu cầu tăng ở thị trường xây dựng và tiêu dùng.
Thương mại và dịch vụ cũng ghi nhận sự khởi sắc rõ rệt. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 39.815 tỷ đồng, tăng 16,85% so với cùng kỳ. Các hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức đúng tiến độ như phiên chợ Vải Hưng Yên 2025, hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số trong ngành thương mại.
Trên lĩnh vực đầu tư và phát triển doanh nghiệp, tỉnh đã chấp thuận 49 dự án đầu tư mới với tổng vốn hơn 49.257 tỷ đồng và 215,3 triệu USD. Đáng chú ý, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 244 doanh nghiệp (tăng 52,5%), với tổng vốn đăng ký trên 2.377 tỷ đồng – gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2024. Bên cạnh đó, có 28 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, phản ánh tín hiệu phục hồi tích cực từ khu vực kinh tế tư nhân.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt kết quả cao, tổng thu nội địa ước đạt 19.993 tỷ đồng, bằng 49,22% dự toán năm và tăng tới 68,13% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa trừ tiền sử dụng đất và xổ số đạt 9.129 tỷ đồng – cho thấy nguồn thu bền vững ngày càng ổn định. Chi ngân sách đạt 6.144 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 3.017 tỷ đồng, tương đương 10,5% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.
Cùng với kết quả kinh tế khả quan, Hưng Yên tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số. Tỉnh đã tinh gọn bộ máy, giảm 5 sở cấp tỉnh và 20 đầu mối cấp huyện. Về hạ tầng số, tỉnh cấp hơn 6.200 chứng thư số cho cơ quan hành chính, hơn 47.600 chữ ký số công cộng được cung cấp cho người dân và doanh nghiệp. Hệ thống giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến tiếp tục được mở rộng và kết nối liên thông qua trục dữ liệu LGSP, hỗ trợ hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp.
Những kết quả đạt được trong 4 tháng đầu năm không chỉ phản ánh đà tăng trưởng tích cực mà còn cho thấy nỗ lực chuyển mình toàn diện của tỉnh Hưng Yên trong điều hành kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh cải cách hành chính.
Hưng Yên lần đầu tiên lọt Top 10 PCI cả nước
Theo công bố mới nhất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của Hưng Yên đạt 70,18 điểm, lần đầu tiên lọt vào Top 10 tỉnh, thành có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất cả nước.
Từ vị trí 53 năm 2020, Hưng Yên đã có bước tiến vững chắc: vươn lên hạng 39 năm 2021, hạng 14 năm 2022, hạng 12 năm 2023 và nay là vị trí thứ 10/63.
Theo ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch VCCI, đây là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh trong thời gian qua.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1142/QĐ-TTg thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng. Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha bố trí tại các vị trí không liền kề, bao gồm các khu chức năng: Sản xuất, logistics; thương mại - dịch vụ; công nghiệp công nghệ số, công nghệ thông tin và đổi mới sáng tạo và các loại hình khu chức năng khác theo quy định của pháp luật.
T. Minh
(Thanh tra) - Trong 4 ngày đàm phán, đoàn đàm phán Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được nhiều tiến bộ, thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng về các vấn đề quan tâm của mỗi nước thể hiện trong Tài liệu phản hồi mà Việt Nam đã gửi cho Hoa Kỳ, đồng thời dành thời gian lắng nghe các phân tích, giải trình hướng đến giải pháp phù hợp mà 2 bên có thể chấp nhận được.
Thanh Giang
Thanh Giang
Chu Tuấn
T. Minh
An Khang
Trọng Tài
T. Minh
Hương Giang
Hương Giang
Thái Hải
Phương Anh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trung Hà
Chính Bình