Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hoạt động lữ hành nội địa không phép tràn lan, ai quản lý?

Thứ ba, 19/02/2019 - 06:35

(Thanh tra)- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 50 doanh nghiệp (DN) đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa, nhưng chỉ có 7 DN được cấp giấy phép, 43 DN hoạt động không phép. Nhiều chuyên gia về du lịch cho rằng, chính những DN lữ hành không phép đang tạo ra sự mất an toàn đối với du khách, các sai phạm từ hoạt động lữ hành đang làm hình ảnh của Nha Trang - Khánh Hòa xấu xí trong mắt nhiều người.

Nhiều khách theo tour DN lữ hành không phép tới Nha Trang

Điều đáng nói, các DN lữ hành không phép hoạt động ở Khánh Hòa từ rất lâu, tuy nhiên, công tác quản lý, xử lý chấn chỉnh dường như đang bị bỏ ngỏ. Vậy ai quản lý DN lữ hành? Công tác quản lý hoạt động nêu trên gặp khó, hay năng lực quản lý còn có vấn đề? Đây là những câu hỏi mà các cấp thẩm quyền tỉnh Khánh Hòa cần sớm có câu trả lời.

Phát hiện nhiều sai phạm

Theo Sở Du lịch Khánh Hòa, trong năm 2018 đơn vị đã tổ chức thanh tra 2 DN lữ hành và kiểm tra hàng loạt DN lữ hành khác. Sở Du lịch đã phát hiện rất nhiều DN không thực hiện việc lập, lưu trữ hồ sơ tài liệu theo quy định, không thực hiện báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. Một số DN sử dụng người không có thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch, nhất là các DN lữ hành phục vụ khách Trung Quốc. Nhiều DN sử dụng phương tiện vận tải thủy nội địa không có biển hiệu đạt chuẩn phục vụ du lịch, sử dụng người lái phương tiện vận chuyển, nhân viên phục vụ không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch của lái tàu, nhân viên phục vụ trên tàu theo quy định.

Chính những sai phạm nêu trên đang tạo ra nhiều rủi ro đối với du khách khi tới Nha Trang - Khánh Hòa. Cụ thể, tối 26/12/2018, trên vịnh Nha Trang đã xảy ra vụ lật tàu cao tốc khiến 2 người tử vong, 1 người trong tình trạng nguy kịch.

Trước đó, ngày 18/11/2018, một nhóm giáo viên (từ xã Cư Amung, huyện Ea H’leo, Đắk Lắk) đi du lịch ở Nha Trang gặp sạt lở đất làm 1 người chết và 4 người bị thương nặng.

Nguyên nhân vụ lật tàu, sạt lở đất cho đến nay vẫn chưa được cơ quan chức năng xác định, tuy nhiên, nhiều người cho rằng những vụ tai nạn là một phần nguyên nhân từ các hoạt động tour du lịch không phép, mà cơ quan quản lý vẫn không kiểm soát được.

Ngoài ra, từ hoạt động lữ hành không phép đã xảy ra tình trạng tranh giành khách giữa các đơn vị lữ hành trên vịnh Nha Trang, khu vực đảo Điệp Sơn, làm mất an ninh trật tự, du khách hoảng sợ…

Hoạt động du lịch không phép trên cụm đảo Điệp Sơn, Khánh Hòa

Sẽ chấn chỉnh, xử lý nghiêm?

Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch thừa nhận, Khánh Hòa đang tồn tại rất nhiều DN lữ hành chưa thực hiện đăng ký, điều này tạo ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý du lịch. “Hiện nay, Sở Du lịch Khánh Hòa đang mời các DN lữ hành chưa đăng ký hoạt động đến để làm việc, yêu cầu các DN chấp hành việc đăng ký, thực hiện đúng theo Luật Du lịch quy định. Sau khi hướng dẫn, nếu các DN lữ hành còn tiếp tục sai phạm sẽ yêu cầu xử lý nghiêm”, bà Thanh khẳng định.

Theo bà Thanh, năm 2018, Sở đã mở nhiều lớp tập huấn về Luật Du lịch 2017, phổ biến quy định mới về việc xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, nhắc nhở các DN thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, cho đến nay rất ít DN thực hiện”.

Cầu tạm du lịch không phép ở Điệp Sơn, Khánh Hòa

Đề xử lý tình trạng trên, bà Thanh cho biết: Sở Du lịch đang rà soát thông tin từ Cục Thuế xem có bao nhiêu DN đang kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và yêu cầu DN thực hiện thủ tục ký quỹ, xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định. DN nào không chấp hành, Sở sẽ có biện pháp xử lý, đồng thời đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư rút giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Theo Sở Du lịch, đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 128 DN kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó có 78 DN kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, 50 DN kinh doanh lữ hành nội địa, trong đó hầu hết các DN lữ hành nội địa hoạt động không có giấy phép.

Hy vọng năm 2019, hoạt động của các DN lữ hành sẽ đi vào nề nếp, công tác quản lý Nhà nước trở nên chặt chẽ, góp phần làm cho du lịch Nha Trang trở nên hấp dẫn hơn.

Xuân Hướng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

Phú Thọ nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 1.400 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.

Nam Dũng

12:43 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm