Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 21/04/2016 - 11:11
(Thanh tra) - Theo chủ trương, đến năm 2020, Hòa Bình sẽ phấn đấu trồng tới 5.084ha cây có múi trên địa bàn. Tuy nhiên, do không kiểm soát được các loại giống nên đang đẩy người dân đến chỗ mất phương hướng.
Giống có vai trò hết sức quan trọng với cây có múi. Ảnh: QM
Trong 3 năm gần đây, khi nhiều gia đình ở huyện Cao Phong trở thành tỷ phú về cam thì trồng cây có múi ở Hòa Bình đã khởi phát mạnh mẽ. Trong 11 huyện, thành phố hiện có thì diện tích cây có múi trên địa bàn tỉnh tăng mạnh nhất phải kể đến các huyện như Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thủy… Để đáp ứng nhu cầu của người trồng thì các cơ sở cung cấp giống mọc ra như nấm. Tuy nhiên, chất lượng thì chỉ dựa trên “niềm tin”. Và, để kiểm chứng được giống tốt hay xấu này lại chờ vào thời gian, đến lúc có quả thì mới biết thế nào.
Theo khảo sát của PV, hiện nay ở Cao Phong, để đáp ứng cho nhu cầu tăng mạnh của người dân thì các nguồn cung cấp cây giống ra đời khá dồi dào. Hầu hết, nguồn giống ươm này đều dựa trên phương pháp lấy gốc bưởi dại rồi dùng mắt những giống cây có múi như bưởi đỏ, bưởi da xanh, cam chín sớm (CS1), cam chín muộn (V2), quýt... để cấy vào. Nhiều cơ sở không trực tiếp ghép tại địa phương mà mang từ nơi khác về bán.
Anh Nguyễn Văn Vinh ở khu 4 thị trấn Cao Phong cho biết, nhà anh có mảnh vườn 4.000m2. Cách đây mấy năm, nghe một người giới thiệu, anh đi lấy giống cam lòng vàng (CS1) về trồng. Lúc đầu cây phát triển bình thường. Nhưng sau một năm thì thấy hiện tượng nhiều sâu bệnh như vàng lá, thối rễ, cây phát triển chậm…
Theo anh Vinh, không giống các loại cây nông nghiệp khác, vì cây có múi vốn là cây lâu năm. Thời gian ra quả và kiểm định được hàng hóa tốt xấu thế nào nhanh cũng phải mất 1 - 2 năm. Khi phát hiện ra chất lượng giống thì lúc này đã phải trả giá quá nhiều cho công chăm sóc. Vì tiếc rẻ và muốn cứu vãn lại những cây mà mình đã bỏ tiền ra mua, chăm sóc nên anh Vinh đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không hiệu quả và đã phải chặt bớt đi rất nhiều cây. Tuy nhiên, những cây còn lại đến khi được thu hoạch thì rất ít quả.
“Năm ngoái, cùng diện tích nhưng nhà bên cạnh do may mắn chọn được giống tốt, đúng chất lượng nên thu từ 20 - 30 tấn. Nhưng vườn của tôi năm nào cũng chỉ được dưới 10 tấn. Giờ bỏ thì thương và vương thì tội. Khi hỏi ra mới biết cơ sở này đi mua mắt giống cũng không rõ nguồn gốc. Cũng không biết cây lấy mắt có quả hay chưa? Thuộc cây đầu dòng hay không?...”, anh Vinh cho biết.
Theo anh Nguyễn Duy Khánh, ở Khu 2 thị trấn Cao Phong, giống hiện tại ở đây rất nhiều nhưng chọn được giống chuẩn còn phụ thuộc vào sự “may mắn”, tựa như “đánh bạc” vậy. Có nhiều gia đình trên đây, vài năm trước đã đi lấy giống do bạn bè giới thiệu. Mới đầu những cơ sở ấy khăng khăng cho rằng là tốt, là chuẩn. Nhưng khi đem trồng, đến lúc thu hoạch thì mới biết là… rởm vì tỷ lệ quả chua và sâu bệnh khá nhiều. Có loại sâu bệnh nhiễm vi rút không chữa được đành phải bỏ đi. Như vậy, vừa mất tiền, công sức mà lại còn sai lệch về những dự định kinh tế đã tính toán của gia đình. Nhiều gia đình trên đây không vốn, phải vay để đầu tư đã vỡ nợ vì việc mua phải giống rởm như thế này!
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình, cây có múi đã trồng được trên 3.000ha, riêng cây cam đã trồng được trên 2.000ha. Để tránh rủi ro cho người dân trước hiện tượng mua phải giống rởm, vừa qua, Sở cũng đã tổ chức bình tuyển được 30 cây cam giống đầu dòng, 3 cây bưởi đỏ đầu dòng, 3 cây bưởi da xanh đầu dòng để đưa vào cấy ghép, nhân giống.
Để siết chặt những cơ sở giống vừa qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tiến hành kiểm tra, nhắc nhở những cơ sở cung cấp giống, đồng thời nhắc nhở các địa phương tăng cường công tác quản lý những cơ sở bán giống cây.
Quang Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà