Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 21/12/2019 - 14:44
(Thanh tra) – “Chính quyền TP cam kết sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp (DN), tạo những điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ DN trong quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm…”.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TM
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã nhấn mạnh như vậy tại hội thảo phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp TP.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm và DN
Tại hội thảo, ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương cho rằng: Trong quá trình hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương, kinh tế Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng không còn phụ thuộc vào thị trường cụ thể nào. Thị trường nội địa cũng không còn là “sân chơi” ưu thế của riêng DN Việt Nam.
Tất cả DN phải cạnh tranh trên trường quốc tế, không phân biệt thị trường mục tiêu là trong nước hay xuất khẩu. Sự cạnh tranh giữa các DN cả trong và ngoài nước đã giúp cho các DN ý thức rõ hơn về vấn đề thương hiệu. Thực tế này đã đặt ra tính cấp thiết cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm và DN trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập sâu rộng hiện nay.
Theo ông Phạm Thành Kiên, thương hiệu không đơn thuần là thông điệp sản phẩm, hình ảnh của DN, mà còn là hình ảnh của quốc gia, địa phương trong hội nhập. Muốn phát triển kinh tế bền vững, có năng lực cạnh tranh cao thì phải có các thương hiệu uy tín trên thị trường. Do đó, cần thiết phải xây dựng và phát triển được các thương hiệu đại diện của TP Hồ Chí Minh.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia đã đề xuất những giải pháp, hiến kế trong việc phát triển thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh.
Giám đốc Học viện Thương hiệu Plato Nguyễn Đức Sơn khuyến nghị, để xây dựng thương hiệu cần có chiến lược thương hiệu; thấu hiểu ngành nghề, mô hình, cũng như chiến lược kinh doanh rõ ràng; quảng cáo truyền thông; thiết kế trải nghiệm thương hiệu.
PGS TS Nguyễn Quốc Thịnh, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho rằng: Để xây dựng thành công một thương hiệu, vấn đề quan trọng nhất là nhận thức, ý chí và quyết tâm của ban lãnh đạo cấp cao trong tổ chức.
Xây dựng thương hiệu cần sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức từ người có vị trí cao nhất đến người có vị trí bình thường nhất trong tổ chức. Cần dự báo được những rủi ro và đề xuất được những phương án phòng ngừa, hạn chế do rủi ro mang đến.
Đồng hành cùng DN xây dựng thương hiệu
Phát biểu định hướng hội thảo, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết: Hiện nay, trong tổng số hơn 390.000 DN đang hoạt động trên địa bàn, DN siêu nhỏ chiếm gần 87%, DN nhỏ chiếm 4,7%, DN vừa chiếm 6,3% và DN lớn chỉ chiếm gần 2%.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TM
Cơ cấu theo quy mô DN đang tạo nhiều áp lực trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của TP, do các DN dễ bị tác động trước môi trường kinh tế vĩ mô có nhiều biến động khó lường.
Đến nay, có 396 DN lớn thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chiếm khoảng 0,1% tổng số DN đang hoạt động trên địa bàn. Tuy số lượng DN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu chưa nhiều, nhưng TP luôn ghi nhận sự đóng góp của cộng đồng DN.
Theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, để hướng đến phát triển kinh tế TP Hồ Chí Minh nhanh và bền vững, mong muốn DN ngày càng phát triển lớn mạnh, có tính liên kết ngành, liên kết giữa các DN; ngày càng có nhiều các DN lớn, có thương hiệu cùng lôi kéo các DN vừa và nhỏ khác cùng phát triển.
TP Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và phát triển các thương hiệu sản phẩm, DN trên địa bàn, từ đó tạo sự lan tỏa cho TP. Nhận thức được vai trò của chính quyền TP trong việc hỗ trợ DN ngày càng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá và phát triển thương hiệu sản phẩm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
Ông Nguyễn Thành Phong cho hay, TP đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, như ban hành chương trình kích cầu đầu tư hỗ trợ DN đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ mở rộng sản xuất. Chính sách hỗ trợ các DN sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực và tiềm năng của TP về mặt bằng, vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu.
Thường xuyên tổ chức kết nối ngân hàng - doanh nghiệp. Duy trì việc tổ chức đối thoại hàng năm giữa doanh nghiệp - chính quyền TP để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn cho DN. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tạo cơ hội cho DN quảng bá thương hiệu sản phẩm, từ đó mở rộng và phát triển thị trường...
“Lãnh đạo TP nhận thức sâu sắc rằng, để hình thành được các DN có quy mô lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao, thì cần thiết phải xây dựng và phát triển được các thương hiệu sản phẩm, DN mạnh của TP. Chính quyền TP cam kết sẽ luôn đồng hành cùng DN và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ DN trong quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm của mình”, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh.
Tuần Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành