Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/04/2014 - 07:04
(Thanh tra) - Hiện nay, một trong những vấn đề mà các quốc gia quan tâm là làm thế nào để xóa bỏ được rào cản kỹ thuật. Bởi lẽ, rào cản kỹ thuật là một trong những biện pháp sử dụng phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm, bởi đây là hàng hóa liên quan đến sức khỏe con người nên cần được quan tâm hơn hết.
Ảnh minh họa
Trong Thương mại quốc tế có những rào cản thương mại như thuế quan và phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan gồm: Sở hữu trí tuệ, các vấn đề hải quan, trong đó có hàng rào kỹ thuật. Hàng rào kỹ thuật thông trong lĩnh vực nông sản liên quan đến: Dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, biến đổi gen, canh tác, môi trường, đóng gói, ghi nhãn… Ví dụ: Khi xuất khẩu hàng nông sản vào các quốc gia sở tại, các quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận, lập danh sách các cơ sở đăng ký để xuất khẩu vào, hoặc xuất trình hồ sơ các chương trình quản lý chất lượng, chương trình giám sát của nước xuất khẩu, một số sản phẩm phải khử trùng, ra nhiệt, chiếu xạ… Thậm chí, Mỹ, EU còn có lịch định kỳ trực tiếp sang kiểm tra hàng hóa của các DN Việt Nam.
Hiện nay, các mặt hàng nông sản Việt Nam đang chịu cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu từ Thái Lan, Indonesia, và gần đây là Campuchia và Myanmar tại thị trường Hàn Quốc. Các nước đã có “truyền thống cạnh tranh” với Việt Nam như Indonesia, Thái Lan có phương thức tiếp cận và khai thác thị trường bài bản và chuyên nghiệp, còn những nước mới thâm nhập thị trường Hàn Quốc như Campuchia và Myanmar lại có các chiến lược khá linh hoạt liên quan đến giá.
Tuy vậy, vẫn chưa hết cơ hội. Trước đây, nông sản Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh “nặng ký” của Việt Nam song, các sản phẩm của Trung Quốc, nước đang dẫn đầu xuất khẩu rau, thủy sản vào Hàn Quốc, ngày càng mất thế cạnh tranh vì giá ngày càng cao và bị người tiêu dùng Hàn Quốc nghi ngờ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo ông Hải, đây là cơ hội để nông sản Việt Nam chiếm thị phần.
Ông Hải cho biết, để xuất khẩu nông sản vào Hàn Quốc, các DN có thể tiếp cận các đại diện thương mại của các tập đoàn thương mại lớn của Hàn Quốc đang làm ăn ở các thành phố lớn của Việt Nam như Lotte.
Theo ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương), nếu DN đã hiểu tường tận về quy định nhập khẩu đối với từng sản phẩm có thể xuất khẩu trực tiếp, còn DN mới xuất khẩu thì cách tốt nhất là thông qua đại diện thương mại của các tập đoàn lớn của Hàn Quốc ở Việt Nam.
Theo Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc, năm 2012, Việt Nam xếp thứ 2 về giá trị xuất khẩu cà phê vào Hàn Quốc với kim ngạch 73,828 triệu USD, xếp thứ 4 về xuất khẩu cao su vào Hàn Quốc với kim ngạch trên 101 triệu USD; xuất khẩu thủy sản xếp thứ 2 về giá trị, chỉ sau Trung Quốc.
Thời gian qua, nhiều DN Việt Nam đã phải đối mặt với những vụ kiện liên quan tới hàng rào kỹ thuật mà nguyên nhân chính là do thiếu thông tin. Hiện nay, theo các Hiệp định thương mại tự do, các nước đều phải minh bạch hóa các quy định về các biện pháp kỹ thuật và các nước đều phải thiết lập “Điểm hỏi đáp về các rào cản kỹ thuật” để trả lời và cung cấp các văn bản có liên quan đến các biện pháp kỹ thuật. Ví dụ: Trang thông tin của WTO, www.wto.org… Thực tế, Việt Nam cũng đã xây dựng được một hệ thống thông tin tương đối mạnh từ TƯ đến địa phương. DN có thể tiếp cận các thông tin về tất cả các biện pháp kỹ thuật của Việt Nam tại: Văn phòng TBT Việt Nam, Tổng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Bộ KHCN hoặc qua trang web: http://www.tbtvn.org.
Ngoài ra, các DN Việt Nam còn tiếp cận thông tin qua các kênh: Tham khảo từ các đối tác; Phòng Thương mại của Việt Nam đặt tại các quốc gia sở tại hoặc các kênh khác. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự chủ động nắm bắt thông tin của các DN.
Theo ông Vũ Văn Diện, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, để tránh phải đổi mặt với nguy cơ bị kiện cũng như nâng cao hình ảnh, thương hiệu, chất lượng để vượt qua rào cản của các nước khác, trước hết, các DN Việt Nam phải nắm bắt được tiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Bởi lẽ, phải thực hiện được các quy định về tiêu chuẩn của quốc gia, các DN mới hiểu và có cơ sở đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của các quốc gia khác, đặc biệt là các nước Âu - Mỹ.
Bên cạnh các tiêu chuẩn của các quốc gia sở tại, các DN cũng cần chú ý các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của các tổ chức tư nhân. Hiện nay, có hơn 40 tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật gây cản trở cho các DN khi xuất khẩu.
Ngoài ra, DN phải thay đổi tư duy và cách thức tổ chức sản xuất, tổ chức lại sản xuất thông qua xây dựng mối liên kết, bởi vì khi DN gặp khó khăn thì cả cộng đồng cũng bị ảnh hưởng; kiểm soát yếu tố nguyên liệu đầu vào; cập nhật các yêu cầu của thị trường vì các nước thường xuyên thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật và phải có sự kết nối chặt chẽ với nhà nhập khẩu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành