Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Hái ra tiền” từ trồng địa lan

Chủ nhật, 03/01/2016 - 10:04

(Thanh tra) - Từ chỗ trồng để chơi, để thưởng thức ngày Tết, trồng địa lan đã trở thành một nghề kiếm bộn tiền của một số người dân tại huyện Sa Pa.

Vườn địa lan Trần Mộng Xuân của “tỷ phú” Lê Văn Vi. Ảnh: Trần Quý

Người dân ở đây cho biết, nghề trồng địa lan được manh mún từ năm 2000, khi người dân thu lượm từ rừng về trồng làm cảnh ngày Tết. Với giống hoa đẹp nở vào dịp Tết Nguyên đán, nên gần như nhà nào cũng trồng cho mình một vài chậu. Nhà không có điều kiện chăm sóc thì phải đi mua và thị trường địa lan ra đời từ đó rồi dần lan tỏa về miền xuôi.

Phòng Kinh tế huyện Sa Pa cho biết, để đáp ứng nhu cầu hoa địa lan cho dịp Tết Bính Thân 2016, các nhà vườn đã ươm trồng khoảng 10.000 chậu, tăng 10% so với năm 2015. Trong đó, khoảng trên 60% số chậu đã có chủ. Vào thời điểm trung tuần tháng 12, các chủ vườn đang tăng cường chăm sóc, ghép cây, vận chuyển về TP Lào Cai tập kết, kích hoa để khoảng một thời gian nữa là chở về xuôi giao cho khách hàng.

Anh Lê Văn Vi - thị trấn Sa Pa, một trong những tỷ phú trẻ đi lên từ nghề trồng địa lan chia sẻ, năm nay, anh tung ra thị trường 600 chậu địa lan Trần Mộng Xuân. Từ nay đến giáp Tết Bính Thân khách hàng sẽ lấy hết.

Theo anh Vi, để hoa về xuôi chơi được lâu, lá xanh, ngoài việc chăm bón còn cần đến khả năng dự báo thời tiết để điều chỉnh cho hoa nở đúng dịp Tết. Trước đây, hoa được chở thẳng từ Sa Pa về các tỉnh, thành miền xuôi nên hoa không được đẹp, lá không được xanh, thời gian chơi không lâu vì hoa bị “sốc” với thời tiết thay đổi đột ngột. Vài năm gần đây, trước lúc giao hàng cho khách chừng 30 - 40 ngày, anh phải “hạ sơn” xuống TP Lào Cai tập kết để hoa thích nghi dần với khí hậu.

Ở các nhà vườn khác như Lê Thương, Lê Lệnh Thành cũng đang hối hả chạy đua với thời gian chăm bón, ghép chậu, vận chuyển. Theo anh Thương, hoa địa lan năm nay chất lượng hơn năm ngoái.

Địa lan được đưa về các tỉnh, thành phục vụ Tết. Ảnh: Trần Quý

Còn anh Lê Lệnh Thành, chủ vườn hoa địa lan Kiếm Hồng Hoàng tại thị trấn Sa Pa cho biết, năm nay, vườn của anh có khoảng 200 chậu địa lan. Trong đó, chậu địa lan to nhất có 100 cành hoa đang ra nụ, là một trong những chậu địa lan Kiếm Hồng Hoàng “khủng” nhất Sa Pa trong mùa hoa Tết năm nay. Chậu địa lan này được anh Thành ghép từ 7 chậu địa lan nhỏ cách đây hơn một tháng, sẽ nở hoa đẹp đúng dịp Tết Nguyên đán. Chậu địa lan này đang được anh Thành rao bán với giá 55 triệu đồng.

Địa lan ở đây có nhiều loại, nhưng người Sa Pa chủ yếu trồng địa lan Trần Mộng Xuân và địa lan Kiếm Hồng Hoàng, vì loại này vừa đẹp, vừa bền, có chậu chơi được vài tháng.

Anh Nguyễn Mạnh Thắng (Hà Nội), một trong những người bị hoa địa lan Sa Pa chinh phục bày tỏ, năm nào nhà anh cũng mua một chậu địa lan Sa Pa để chơi Tết. Địa lan Sa Pa rất quyến rũ vì sắc hoa và độ bền của hoa, giá cả tuy có cao nhưng chấp nhận được. Tuy nhiên, để có được chậu địa lan ưng ý, anh phải đặt trước vài ba tháng.

Ông Đỗ Phú Chính, chủ vườn địa lan tại tổ 14 thị trấn Sa Pa nhận xét, năm nay số lượng khách lẻ nhiều hơn mọi năm, khiến thị trường địa lan Sa Pa có cạnh tranh về giá bán. Theo ông Chính, yếu tố khiến địa lan Sa Pa đắt khách, ngoài màu sắc đẹp còn nằm ở độ bền của hoa. Bởi địa lan được trồng trong các chậu hoặc trên giá xơ dừa từ khi còn nhỏ, thời gian cho hoa tối thiểu cần 2 - 3 năm nên cây già và sức sống dẻo dai. Nếu chăm sóc đúng cách, địa lan khi đưa về đồng bằng có thể chơi 2 - 3 tháng. Tùy theo nhiệt độ ngoài trời để quyết định chu kỳ thời gian và lượng nước tưới cho hoa nở tươi đẹp. Nước tưới chỉ vừa đủ thấm vào gốc, tránh để gốc “ngậm” nhiều nước sẽ làm giảm độ bền của hoa – ông Chính lưu ý.

Theo khảo sát của phóng viên, giá hoa năm nay tăng nhẹ từ 10 - 20% so với năm ngoái, giá bán bình quân từ 400 - 500 nghìn đồng/cành hoa (tùy theo số nụ hoa nhiều hay ít trên một cành). Những chậu địa lan càng có nhiều cành hoa đẹp giá bán sẽ càng cao hơn. Như vậy, một chậu 20 cành hoa có giá trên dưới 10 triệu đồng, chậu 50 cành có giá 25 triệu đồng. Với giá này, trừ mọi chi phí nhiều nhà vườn thu tiền tỷ trong mỗi dịp Tết.

Tuy nhiên, nghề trồng địa lan này không phải ai muốn là trồng được, mà phải có kỹ thuật nhất định. Đã có không ít chủ vườn thất bại do không có kỹ thuật trồng và chăm bón. Theo anh Lê Văn Vi, để có được chậu hoa địa lan đẹp phải chăm sóc ít nhất từ 3 - 5 năm, thậm chí lâu hơn nữa.

Hiện, huyện Sa Pa đang triển khai dự án phát triển cây hoa địa lan Trần Mộng Xuân tại xã Tả Phìn, Sa Pả và Trung Chải đạt hiệu quả ban đầu. Đã có nhiều gia đình người dân tộc ít người ở xã Tả Phìn xóa được nghèo và tiến tới làm giàu từ nghề mới trồng hoa địa lan.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành hướng đi quan trọng nhằm phát huy tiềm năng kinh tế nông thôn tại Nghệ An. Chủ trương này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn tạo đà cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân.

Nhật Vượng

17:32 12/12/2024
Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm