Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hải Phòng tăng trưởng kinh tế bền vững chính là nhờ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Kim Thành

Thứ ba, 04/06/2024 - 14:39

(Thanh tra) - Sáng 4/6, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức cung cấp thông tin về kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn thành phố và thông tin về Đề án Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng.

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Văn Kiên phát biểu. Ảnh: Kim Thành

Tại hội nghị, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Văn Kiên cho biết, thu hút FDI gắn với phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của  thành phố.

Cho đến nay, dòng vốn FDI đã được nhìn nhận như là một trọng những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của thành phố. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy thành phố hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Hải Phòng đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là thành phố phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố đã khẳng định: Cơ cấu vốn đầu tư chuyển mạnh theo hướng xã hội hóa. Trong đó, vốn khu vực ngoài Nhà nước và FDI đạt 508.150 tỷ đồng, gấp 3,67 lần so với nhiệm kỳ trước. Vốn đăng ký FDI đạt 9,41 tỷ USD, gấp 1,23 lần nhiệm kỳ trước.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố đã xác định: Huy động tối đa nguồn lực đầu tư vào thành phố; trong đó chú trọng các nguồn vốn tư nhân, FDI, coi đây chính là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nguồn đóng góp ngân sách bền vững cho thành phố.

Chủ động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, chất lượng, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đến năm 2025, khu vực kinh tế FDI đóng góp 35% vào GRDP thành phố.

Tăng cường triển khai củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, đảm bảo các mục tiêu quan hệ chính trị, hữu nghị và luôn đặt lợi ích phát triển kinh tế làm trọng tâm, hướng đến thu hút FDI, ODA, đẩy mạnh giao thương và xuất nhập khẩu để góp phần phát triển thành phố.

Để hiện thực hóa các quan điểm của nghị quyết, Thành ủy, HĐND, UBND, các ban, sở, ngành, các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Vì vậy, Hải Phòng đã thực sự tạo dựng được niềm tin trong các nhà đầu tư nói chung và đặc biệt là với các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó giúp Hải Phòng luôn là một trong những thành phố đứng đầu cả nước về thu hút FDI.

Cụ thể kết quả: Tập đoàn LG - Hàn Quốc có 6 dự án trên địa bàn thành phố có tổng vốn đầu tư trên 7,24 tỷ USD. Tập đoàn Bridgestone - Nhật Bản có tổng vốn đầu tư 1,22 tỷ USD; Tập đoàn Regina Miracle - Hồng Kông có tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; Tập đoàn Pegatron - Đài Loan có vốn đầu tư 800 triệu USD.

Năm 2021 thành phố thu hút đạt 5,298 tỷ USD, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI; năm 2022 đạt 2,083 tỷ USD; năm 2023 đạt 3,5 tỷ USD; tính đến 20/4/2024 đạt 285,74 triệu USD.

Hải Phòng đã lập Đề án Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam. Đây là một chủ trương lớn, Ban Cán sự Đảng UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng đề án và đã được Thành ủy đồng ý, thống nhất cao báo cáo xin ý kiến Trung ương.

Với mục tiêu xây dựng Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng thành khu kinh tế sinh thái thế hệ 3.0, đa ngành; tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, logistics hiện đại; đầu mối của Hải Phòng tham gia chuỗi giá trị và cung ứng khu vực và thế giới; quan tâm giữ gìn giá trị văn hóa và tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Đến năm 2030, trở thành một động lực chủ đạo của nền kinh tế thành phố Hải Phòng.

Đây là dự án lớn, khó, tác động xã hội rộng với diện tích khoảng 20.000ha, nằm trên địa bàn của 22 xã, phường thuộc 5 quận, huyện: Đồ Sơn, Kiến Thụy, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.

Khi triển khai thực hiện sẽ tác động đến nhiều vấn đề, như: Giải phóng mặt bằng, tái định cư, thay đổi cơ cấu việc làm…

Vì vậy cần có sự phối hợp của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị để thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, báo cáo viên, phóng viên, cộng tác viên dư luận xã hội, hệ thống tuyên giáo toàn thành phố thực hiện tốt việc nắm bắt dư luận xã hội, thông tin, giải đáp thắc mắc của người dân kịp thời để tạo sự đồng thuận cao của toàn thể Nhân dân trong triển khai thực hiện.

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Khánh Hà phát biểu. Ảnh: Kim Thành

Kết thúc hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Khánh Hà phát biểu: Thành phố tiếp tục khẳng định, việc xây dựng Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng là thực hiện khát vọng phát triển thành phố theo đúng tinh thần Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố.

Phấn đấu đến năm 2025, trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2030, trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, văn minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Tạm giữ nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc có dấu hiệu hàng giả

Thanh Hoá: Tạm giữ nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc có dấu hiệu hàng giả

(Thanh tra) - Sáng 3/12, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã bàn giao số hàng hoá và được Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 9, Cục QLTT tỉnh hiện đang tạm giữ một số mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế, quần áo không có nguồn gốc xuất xứ; trong đó có một số mặt hàng có dấu hiệu là hàng giả.

Hương Trà

17:11 03/12/2024
Nhu cầu vật liệu quan trọng trên thế giới gia tăng, cơ hội cho Công ty khoáng sản Masan

Nhu cầu vật liệu quan trọng trên thế giới gia tăng, cơ hội cho Công ty khoáng sản Masan

(Thanh tra) - Trung Quốc hạn chế xuất khẩu các loại khoáng sản quan trọng, kéo theo Mỹ có kế hoạch áp thuế đối với khoáng sản nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến thế giới đang dồn sự chú ý vào những nhà cung cấp an toàn và bền vững bên ngoài Trung Quốc. Masan High-Tech Materials (mã cổ: MSR), nhà sản xuất khoáng sản công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, sẵn sàng đáp ứng xu thế nhờ thế mạnh sản xuất vonfram, mạng lưới đối tác chiến lược quốc tế cùng cam kết mạnh mẽ trong sản xuất xanh và phát triển bền vững.

Trang Vân

10:00 03/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm