Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 06/07/2018 - 11:27
(Thanh tra)- Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) ngày càng tụt dốc về thị phần và kết quả kinh doanh sa sút dù có một đối tác chiến lược nước ngoài. Vấn đề gấp gáp mà Habeco xác định là cần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển các dòng sản phẩm phù hợp thị hiếu.
Năm 2014, đạt mức lãi vượt 1.000 tỷ đồng nhưng năm 2017 Habeco chỉ đạt mức lãi còn có 657 tỷ đồng. Ảnh: TM
Thị phần, kết quả kinh doanh ngày càng giảm sút
Habeco đã có một năm 2017 kinh doanh không như ý khi cả sản lượng, doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm so với năm trước đó. Cụ thể, tổng sản lượng tiêu thụ chỉ đạt gần 481 triệu lít, giảm 9%; doanh thu giảm 4% và lợi nhuận trước thuế giảm 30%, lần lượt đạt 7.867 tỷ đồng và 839 tỷ đồng.
Không chỉ sụt giảm ở các con số trên, thị phần của Habeco cũng tụt dốc. Từ doanh nghiệp bia chiếm thị phần thứ 2 tại Việt Nam, Habeco đã nhường chỗ cho Heineken và về vị trí thứ 3, đạt khoảng 15% trong năm 2017.
Ban lãnh đạo Habeco thừa nhận thị phần bia ở Việt Nam cạnh tranh quá khốc liệt và phải giành giật từng tháng, từng quý, từng vùng.
Thị phần giảm, số lượng tiêu thụ bia giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ bia ở Việt Nam ngày một tăng cao là điều phi lý. Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế, ban lãnh đạo Habeco thấy rằng sự sụt giảm đến từ các sản phẩm bia chai Hà Nội 450 ml đỏ - dòng sản phẩm phân khúc bình dân chủ lực của doanh nghiệp. Thị hiếu tiêu dùng của người Việt ngày càng thay đổi do họ có nhiều lựa chọn đối với các sản phẩm bia dẫn đến sự dịch chuyển đáng kể về phân khúc, chủng loại sản phẩm. Người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ sử dụng chai có dung tích lớn sang dung tích nhỏ và chú trọng hơn đến mẫu mã, bao bì.
Trong khi đó, Habeco vẫn trung thành với dòng sản phẩm bia chai Hà Nội đỏ 450 ml dẫn đến gặp khó khăn trong việc tiếp cận.
Habeco cũng không quản lý chặt chẽ được giá bán dẫn đến kinh doanh bia chai Hà Nội đỏ không có lãi, trong khi đối thủ cạnh tranh đảm bảo được lợi nhuận ổn định cho nhà phân phối.
Kể từ năm 2014 đạt mức lãi vượt 1.000 tỷ đồng, những năm gần đây Habeco luôn sụt giảm kết quả kinh doanh. Trong giai đoạn 2015 - 2017, doanh thu Habeco chỉ loanh quanh trong khoảng 9.800 tỷ đồng và lợi nhuận thì giảm, năm 2017 còn có 657 tỷ đồng, tức giảm 36% so với năm đỉnh 2014. Năm 2017, Habeco cũng không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch vạch ra từ đầu năm.
Dù vậy, năm 2017, Habeco vẫn mạnh tay chi tiền trong bán hàng. Chi phí bán hàng năm này lên tới 1.257 tỷ đồng, chiếm khoảng 50% lãi gộp thu về, đẩy biên lợi nhuận ròng giảm xuống còn 7%. Mức lợi nhuận biên này thực sự chỉ bằng một nửa so với Sabeco.
Kỳ vọng mới cho năm 2018
Để khắc phục điểm yếu của bia chai Hà Nội 450ml, ban lãnh đạo Habeco quyết tâm phát triển dòng bia có dung tích 355ml nhằm thay thế và bảo vệ thị phần ở phân khúc phổ thông. Về nhận diện thương hiệu, các nhãn hiệu của Habeco đều đã được sử dụng trên 5 năm, không còn hấp dẫn. Do đó, Habeco sẽ thay đổi để đem lại sức cạnh tranh.
Đặc biệt, năm 2018, Habeco sẽ cùng xây dựng chiến lược thương hiệu với các sản phẩm như bia Hà Nội, Hanoi Beer Premium và bia Trúc Bạch, thiết kế lại nhãn hiệu theo hướng hiện đại.
Về công tác đầu tư, Habeco sẽ thực hiện dự án di dời Nhà máy 183 Hoàng Hoa Thám, quy hoạch lại mặt bằng tại đây và Nhà máy Bia Hà Nội - Mê Linh; đầu tư dây chuyền, hệ thống quản trị doanh nghiệp...
Đặc biệt sau khi di dời, khu đất 183 Hoàng Hoa Thám có thể được xây dựng bảo tàng, công viên cây xanh, công trình kiến trúc di tích… Ban lãnh đạo cho biết sẽ cân nhắc phương án khai thác khu đất phù hợp, có thể giữ lại các di tích biệt thự của Pháp hay xây dựng bảo tàng về bia.
Do đó, Habeco kỳ vọng năm 2018 có kết quả kinh doanh khả quan hơn với mục tiêu doanh thu 8.895 tỷ đồng, giảm 10% so với năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại tăng trưởng 23%, đạt 811,4 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến chi trả vào 20%.
Một câu chuyện khác đang được bỏ ngỏ ở Habeco là cổ phần hóa và thực hiện hợp đồng với đối tác ngoại Carlsberg.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ đầu tháng 6, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải thừa nhận vướng mắc lớn nhất hiện nay trong việc thoái vốn Nhà nước tại Habeco là hợp đồng đã ký với Carlsberg. Theo đó, khi Nhà nước thực hiện thoái vốn phải ưu tiên cam kết giữa Habeco và Carlsberg, tức ưu tiên quyền mua cổ phần cho Carlsberg.
Khúc mắc ở thương vụ thoái vốn này, với Carlsberg có thể là câu chuyện giá. Theo tiết lộ trước đó từ ông Tayfun Uner, nguyên Giám đốc Carlsberg Vietnam, Carlsberg muốn tăng cổ phần tại Habeco từ 17,51% lên 61,79%. Ngoài ra, khi Habeco giao dịch OTC, ông Uner cũng từng đánh giá giá cổ phiếu chưa phản ánh chính xác giá trị thực của công ty và dường như là quá cao. Từ đó đến nay, thương vụ này chưa có thêm thông tin nào khác.
Việc Carlsberg là cổ đông lớn từng được kỳ vọng trở thành bàn đạp cho Habeco thăng hoa khi tận dụng được kinh nghiệm quản trị, thị trường cũng như công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, khi đối tác này chỉ nắm khoảng 17,51% vốn và Bộ Công Thương vẫn là cổ đông lớn nhất cũng phần nào kìm hãm sự gia tăng giá trị từ cổ đông ngoại.
Khác với Sabeco, Tập đoàn Thái Lan sở hữu cổ phần chi phối, từ đó "nhảy" vào điều hành trực tiếp và đã bật lên những tín hiệu tích cực. Ông Koh Poh Tiong, Chủ tịch HĐQT Sabeco, đại diện cổ đông ThaiBev còn hứa đưa thương hiệu Sabeco, bia 333 dẫn đầu Việt Nam và giới thiệu ra toàn thế giới nhờ hệ thống phân phối nổi trội của ThaiBev. Thị trường nước ngoài đầu tiên ThaiBev muốn đưa 2 thương hiệu bia này ra là Singapore, sau đó là Thái Lan và một số thị trường khác.
Bởi vậy, câu chuyện ở Habeco, ngoài việc cải thiện sản phẩm, thương hiệu, thị trường còn chờ đợi luồng gió mới đến từ thương vụ thoái vốn Nhà nước và đóng góp từ phía Carlsberg.
Trà My
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà