Theo dõi Báo Thanh tra trên
Văn Thanh
Thứ tư, 08/12/2021 - 21:32
(Thanh tra) - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra ngày 8/12/2021, ông Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã báo cáo Thường trực HĐND tỉnh kết quả kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) trên địa bàn từ năm 2018 đến nay.
Giám sát nhiều tồn tại về cấp phép, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản. Ảnh: VT
Giám sát phát hiện nhiều tồn tại
Thực hiện Kế hoạch số 888/KH-HĐND, ngày 9/8/2021 của Thường trực HĐND tỉnh về giám sát “việc thực hiện quản lý Nhà nước về cấp phép, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh từ năm 2018 đến nay”, đoàn giám sát HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát trực tiếp tại UBND tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường; các huyện: Cẩm Thủy, Triệu Sơn, Yên Định, Hà Trung, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn.
Đối với việc cấp phép, thăm do và phê duyệt trữ lượng khoảng sản, từ năm 2018 đến 31/7/2021, UBND tỉnh đã cấp phép thăm dò khoáng sản đối với 77 mỏ khoáng sản. Trong đó có 13 mỏ cát, 36 mỏ đá, 19 mỏ đất san lấp, 09 mỏ đất sét. Quy trình thực hiện công tác thăm dò khoáng sản được thực hiện theo đề án thăm dò đã được Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành liên quan thẩm định và được UBND tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, từ năm 2018 đến 31/7/2021, UBND tỉnh đã phê duyệt trữ lượng của 89 mỏ, bao gồm 17 mỏ cát, 42 mỏ đá, 30 mỏ đất. Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, trình UBND tỉnh phê duyệt, công nhận trữ lượng theo quy định. Quy trình thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản được thực hiện theo quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn.
Đối với việc cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXD, cũng từ năm 2018 đến 31/7/2021, UBND tỉnh đã cấp 158 giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường; trong đó cấp mới 72 mỏ, gia hạn 14 mỏ, cấp lại 40 mỏ, chuyển nhượng 32 mỏ. Việc cấp phép khai thác khoáng sản được UBND tỉnh, các ngành liên quan thực hiện đảm bảo theo quy định của Luật Khoáng sản. Đến ngày 31/7/2021, trên địa bàn tỉnh có 314 giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường còn hạn, đang hoạt động; có 98 mỏ hết hạn phải đóng cửa; 23 mỏ đang đôn đốc các đơn vị nộp hồ sơ đóng cửa.
Qua giám sát cũng cho thấy nhiều tồn tại trong công tác quản lý Nhà nưóc về cấp phép, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, việc lập, phê duyệt các quy hoạch còn chậm. Từ tháng 8 năm 2020 trở về trước, nhiều mỏ đất san lấp đã được cấp phép khai thác nhưng chưa lập quy hoạch thăm dò, khai thác. Đến cuối năm 2020 và năm 2021, UBND tỉnh mới trình HĐND tỉnh bổ sung 131 mỏ đất san lấp vào quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đất làm VLXD thông thường. Đến nay còn 27 mỏ đá, mỏ đất chưa được bổ sung vào quy hoạch, trong đó có 15 mỏ đã được cấp phép khai thác.
Nhiều đơn vị chưa lắp đặt trạm cân, camera để kiểm soát sản lượng
Một số cơ sở sản xuất gạch tuynel được cấp phép sản xuất gạch nhưng chưa được cấp mỏ đất sét. Việc phê duyệt khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, phê duyệt phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phê duyệt phương án bảo vệ khoáng sản cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh còn chậm. Một số mỏ cấp phép thăm dò, khai thác khi chưa có quy hoạch, chưa phù hợp với quy định về hoạt động khoáng sản.
Về khai thác, chế biến khoáng sản, nhiều doanh nghiệp chưa lắp đặt trạm cân, camera để kiểm soát sản lượng khai thác khoáng sản thực tế; chưa xây dựng đầy đủ các hạng mục công trình phụ trợ phục vụ khai thác mỏ, công trình bảo vệ môi trường; khai thác ngoài mốc giới; chưa lập, phê duyệt thiết kế mỏ; lập báo cáo giám sát chất lượng môi trường chưa đầy đủ; khai thác không đúng quy trình, khai thác vượt quá công suất; khai thác không lập bản đồ hiện trạng mỏ, bản đồ mặt cắt... Việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong hoạt động khoáng sản chưa được một số đơn vị chú trọng. Đặc biệt là tình trạng nợ thuế, phí trong hoạt động khoáng sản còn cao.
Đến 31/8/2021, trên địa bàn tỉnh còn 202 doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền chậm nộp và thu khác với tổng số nợ là 132,664 tỷ đồng; nhiều doanh nghiệp có số nợ lớn, kéo dài. Đi liền với đó, chính quyền một số huyện, xã chưa quyết liệt trong việc xử lý các vi phạm trong hoạt động khoáng sản nên còn xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, ô nhiễm môi trường kéo dài trên địa bàn. Hoạt động khai thác, tập kết, vận chuyển cát trái phép trên địa bàn một số huyện chưa được xử lý triệt để.
Từ những tồn tại trên, đoàn giám sát đề nghị HĐND tỉnh giao Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh định kỳ giám sát việc thực hiện quản lý Nhà nước về cấp phép, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, giao UBND tỉnh rà soát lại 27 mỏ đất, mỏ đá, trong đó có 15 mỏ đã được cấp phép khai thác nhưng chưa được bổ sung vào quy hoạch vì nằm dọc theo các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ; xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy; báo cáo Thường trực HĐND tỉnh để trình HĐND tỉnh bổ sung các mỏ đủ điều kiện vào quy hoạch khoáng sản làm VLXD thông thường.
Đối với UBND tỉnh Thanh Hóa, tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về khoáng sản; nâng cao hiểu biết cho doanh nghiệp và người dân đối với các quy định của pháp luật khoáng sản. Rà soát, bổ sung, cập nhật quy hoạch các mỏ khoáng sản nói chung và khoáng sản làm VLXD nói riêng theo quy định của pháp luật. Chỉ cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản đối với các mỏ đã có trong quy hoạch; chỉ đạo thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo đúng quy định của luật khoáng sản để tăng thu cho ngân sách nhà nước; chỉ cấp phép, kêu gọi đầu tư các dự án áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng khoáng sản, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, thành phẩm sơ chế. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản có công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà