Theo dõi Báo Thanh tra trên
Tùng Anh
Thứ tư, 23/03/2022 - 07:00
(Thanh tra)- Giá xăng tăng gần 30.000 đồng/lít khiến người sử dụng ô tô, xe máy “méo mặt”, không ít người đã tạm thời cất xe, thay đổi phương tiện di chuyển bằng xe buýt, tàu điện để giảm chi phí.
Kể từ khi giá xăng tăng, trong các ngày làm việc từ thứ 2 tới thứ 6 hàng tuần, lượng khách đi lại bằng xe buýt tăng rất mạnh. Ảnh: TA
Người tiêu dùng “méo mặt”
Từ ngày 11/3, mỗi lít xăng RON 95 tăng gần 3.000 đồng, lên mức 29.820 đồng/lít, E5 RON 92 tăng 2.910 đồng, lên mức 28.980 đồng/lít và dầu tăng 2.520 - 3.950 đồng/lít - mức cao nhất từ trước tới nay.
Diễn biến giá xăng tới ngày 21/3 giảm nhẹ. Cụ thể, mỗi lít xăng RON 95, E5 RON92 giảm 630 - 650 đồng; dầu diesel giảm hơn 1.630 đồng.
Như vậy, sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 hiện nay là 28.330 đồng/lít; RON 95 là 29.190 đồng/lít. Sau 7 lần tăng gần đây và 6 lần liên tiếp (nếu tính từ đầu năm 2022), đây là đợt giảm giá đầu tiên của mặt hàng thiết yếu này.
Theo nhiều chủ xe thường xuyên phải di chuyển bằng ô tô, xe máy, nhất là dân lái xe đường dài, thì mức giảm hơn 600 đồng không thấm vào đâu so với giá xăng đang ở mức rất cao như hiện nay.
Ông Nguyễn Trọng Hoà, cán bộ về hưu, trú tại phường Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Thời điểm cuối năm ngoái, mỗi khi đổ đầy bình xăng chiếc Honda Dream của tôi chỉ mất gần 50.000 đồng, nhưng kể từ sau ngày 11/3, mỗi lần đổ đầy bình xăng thì giá đội lên hơn 80.000 đồng, đây là mức chênh lệch đáng phải cân đo đong đếm lại mỗi khi dắt xe ra khỏi nhà…”.
Tương tự, chị Lan Anh, nhân viên một ngân hàng than thở, kể từ khi giá xăng tăng gần 30.000 đồng/lít, mỗi lần đổ đầy bình xăng chiếc Vespa Sprint mất hơn 150.000 đồng, trong khi trước đây chỉ mất hơn 100.000 đồng.
Kịch bản giá xăng tăng còn thê thảm hơn nhiều đối với những người sử dụng ô tô hàng ngày làm phương tiện di chuyển.
Anh Nguyễn Văn Thành, trú tại phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội cho hay: “Dù hôm 21/3, giá xăng đã giảm nhưng đây là mức “giảm cũng như không”, bởi mức giảm 600 đồng không thấm vào đâu khi mỗi lần đổ đầy bình xăng cả, nếu tình trạng giá xăng vẫn giữ ở mức cao như hiện nay thì chắc chắn những người đi ô tô như chúng tôi hiện nay sẽ phải thay đổi thói quen di chuyển, có thể là giải pháp đi xe buýt hay tàu điện trên cao…”.
Cũng theo anh Thành, hiện đa số người dùng ô tô như anh, giải pháp trước mắt là cắt giảm tối đa chi phí sinh hoạt hàng ngày, hạn chế đi lại hết mức có thể để bù vào giá xăng cao ngất như hiện nay.
Nếu đưa ra một thống kê cụ thể mới thấy mức tăng giá xăng đang đánh mạnh vào túi người sử dụng ô tô như thế nào.
Cụ thể, chủ nhân của chiếc Vinfast Fadil nếu đổ đầy bình xăng thời điểm tháng 1/2022 khi giá xăng đang ở mức gần 24.000 đồng/lít chỉ mất 764.000 đồng, thì nay, khi giá xăng gần 30.000 đồng/lít, mỗi lần đổ đầy bình sẽ mất tới 954.000 đồng/lít.
Với những loại xe lớn hơn như Toyota Camry như của anh Tuấn Anh, trú tại phố Lê Văn Lương, Hà Nội thì mức tăng còn khủng khiếp hơn nhiều.
Cụ thể, nếu tháng 1/2022, đổ đầy bình xăng 60 lít cho chiếc Camry chỉ mất 1.432.000 đồng, thì nay tăng lên mức 1.790.000 đồng.
Anh Tuấn Anh chia sẻ thêm, dân đi các thương hiệu xe sang của Đức như Audi, BMW hay Mercedes “thấm thía” hơn nhiều so với những người sử dụng xe Hàn, xe Nhật như anh.
Những dòng SUV cỡ lớn như Audi Q7, BMW X5, X6… dung tích bình xăng tối đa lên đên 80 lít, nhẩm tính mỗi lần họ đổ đầy bình xăng sẽ tiêu tốn 2,5 triệu đồng, trong khi vài tháng trước chỉ mất trên dưới 2 triệu đồng.
Xe buýt, tàu điện đang hút khách
Giá xăng tăng đang ảnh hưởng tới nhiều người sử dụng ô tô, xe máy có mức thu nhập trung bình, họ tạm thời cất xe vào gara để chọn xe buýt hoặc tàu điện trên cao để đi lại hàng ngày.
Anh Lê Anh Dũng, công chức tại một UBND quận ở Hà Nội chia sẻ, kể từ khi giá xăng tăng lên gần 30.000 đồng/lít, anh tạm thời không sử dụng chiếc Vinfast Lux A2.0, thay vào đó anh chọn tàu điện trên cao để đi làm, từ nhà ở Hà Đông tới công sở ở trung tâm Hà Nội.
Anh Trần Tiến Tùng, phụ xe buýt số 01, tuyến Bến xe Giáp Bát - Bến xe Yên Nghĩa cho biết, kể từ khi giá xăng tăng lượng khách đi xe buýt tăng mạnh, đây cũng là điều mà những người làm nghề như anh dự đoán từ trước. Trong khi lượng khách là học sinh, sinh viên sử dụng vé tháng giữ nguyên thì khách mua vé ngày tăng mạnh, đây là lượng khách tạm thời chọn xe buýt để đi lại.
Theo ghi nhận của chúng tôi, kể từ khi giá xăng tăng, trong các ngày làm việc từ thứ 2 tới thứ 6 hàng tuần lượng khách đi lại bằng xe buýt tăng rất mạnh.
Đông nhất là các tuyến trọng điểm như: 01 - tuyến Bến xe Giáp Bát - Bến xe Yên Nghĩa; 32 Bến xe Giáp Bát - Nhổn; 34 Bến xe Gia Lâm - Bến xe Mỹ Đình…
Anh Phạm Minh, lái xe tuyến Bến xe Giáp Bát - Nhổn cho biết: “Cung giờ cao điểm từ 6 giờ 45 - 8 giờ sáng hay 16 giờ - 18 giờ hàng ngày lượng khách từ 50 - 60 người, chật kín xe, thậm chí các chỗ đứng cũng kín.
Tại tuyến tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông, lượng khách cũng tăng rất mạnh, mặc dù là ngày chủ nhật (20/3), các toa tàu dù chưa kín hết chỗ nhưng lượng khách cũng trải đều các toa, không còn cảnh trống vắng như trước khi xăng tăng giá.
Chị Phương Anh, trú tại La Khê, Hà Đông cho biết, cứ cuối tuần cả gia đình chị gồm 2 vợ chồng và 2 cháu nhỏ thường di chuyển bằng ô tô riêng từ Hà Đông tới nhà ông bà nội ở Đội Cấn, Ba Đình. Kể từ khi giá xăng tăng, gia đình đã chọn đi tàu điện để tiết kiệm chi phí, đây cũng là cách trải nghiệm hay, đặc biệt các cháu nhỏ tỏ ra rất thích thú mỗi lần được đi tàu điện trên cao.
Ông Nguyễn Bùi Hải Đăng, bộ phận an ninh tại ga tàu điện trên cao điểm cuối Bến xe Yên Nghĩa cho biết, kể từ ngày giá xăng tăng, tại đây ghi nhận lượng khách tăng khá cao, đặc biệt là trong những ngày đi làm của dân công sở, lượng khách tăng mạnh nhất trong các chuyến trùng với giờ đi làm và giờ tan sở là 6 - 8 giờ sáng và 4 - 6 giờ chiều hàng ngày.
Cũng theo ông Đăng, nếu như tại các ga tàu điện khắc phục được nơi gửi ô tô, xe máy cho khách thì chắc chắn lượng khách đi tàu điện sẽ tăng cao hơn nữa.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương