Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dự thảo Nghị định điện mặt trời mái nhà có gì mới?

Uyên Uyên

Thứ tư, 12/06/2024 - 14:32

(Thanh tra)- Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để xây dựng nghị định của Chính phủ quy định về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để xây dựng nghị định của Chính phủ quy định về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Ảnh minh họa

Theo Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương), thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để xây dựng nghị định của Chính phủ quy định về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Theo quy định của pháp luật, việc xây dựng pháp luật phải bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật, bảo đảm tính minh bạch.

Bộ Công Thương đã thành lập Ban soạn thảo, tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.

Ban soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu quy định của Đảng, rà soát các quy định của pháp luật có liên quan để bảo đảm khi xây dựng nghị định không có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và phải bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành.

Trong quá trình nghiên cứu, rà soát Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được quy định tại Nghị quyết số 81/2023/QH15, đối với lĩnh vực năng lượng, năng lượng tái tạo được Quốc hội yêu cầu “Thực hiện chuyển đổi năng lượng theo hướng sử dụng nguồn nhiên liệu xanh, sạch. Phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo, các nguồn điện gió, điện mặt trời, nhất là các nguồn có hệ thống lưu trữ năng lượng, điện sinh khối và các loại năng lượng tái tạo khác; nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp”.

Đối chiếu định hướng phát triển tại các vùng trong Nghị quyết số 81/2023/QH15, tại một số vùng có nêu định hướng phát triển năng lượng hoặc năng lượng tại tạo, một số vùng không nêu định hướng phát triển năng lượng hoặc năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, với tinh thần chung các vùng trên cả nước đều phát triển năng lượng tái tạo bảo đảm đúng theo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, chính vì đó Bộ Công Thương đã đề xuất chính sách áp dụng cho các vùng trên cả nước bao gồm cả vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ. Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ phục vụ công tác thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương dự kiến báo cáo Chính phủ nội dung này.

Thực hiện bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã tổ chức xây dựng dự thảo Nghị định và ngày 25/5/2024 Bộ Công Thương đã có Văn bản số 3525/BCT-ĐL gửi Bộ Tư pháp gồm các hồ sơ theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thẩm định theo quy định và ngày 04/6/2024, Bộ Tư pháp đã tổ chức thẩm định.

Sau khi có văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương sẽ tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ xem xét. Tuy nhiên, với tinh thần phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời mái nhà để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cho nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp, Bộ Công Thương khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không giới hạn vùng phát triển theo đúng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm