Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đông Hà
Thứ sáu, 27/12/2024 - 21:04
(Thanh tra) - Dự án Sông Hồng City, từng được kỳ vọng là biểu tượng ven sông Hồng với vốn đầu tư hơn 240 triệu USD, nhưng sau 30 năm vẫn chỉ là giấc mơ dang dở.
Dự án Sông Hồng City nằm trong vùng cảnh quan hai bên sông Hồng. Ảnh: V.T
Số phận của siêu dự án này đang là dấu hỏi lớn, thu hút sự quan tâm của dư luận.
Tương lai mờ mịt
Theo nguồn tin của Báo Thanh tra, mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã có văn bản gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Thành phố, và UBND các quận Ba Đình, Tây Hồ, yêu cầu đôn đốc báo cáo về Dự án Sông Hồng City.
Nội dung văn bản nêu rõ, ngày 18/9/2024, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã có Văn bản số 11368/VP-ĐT về việc xem xét Dự án Sông Hồng City của Công ty Phát triển Đô thị. Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiệm vụ liên quan và báo cáo UBND thành phố trước ngày 15/10/2024. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, tham mưu và báo cáo UBND thành phố về tiến trình của dự án.
Tính đến nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được báo cáo của các đơn vị Thanh tra Thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường, tuy nhiên, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Sở Tài chính vẫn chưa gửi báo cáo. Dựa trên chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các đơn vị này gửi báo cáo về kết quả thực hiện chỉ đạo trước ngày 12/12/2024.
Qua rà soát báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy, Sở Tài nguyên và Môi trường chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phối hợp với UBND các quận Ba Đình, Tây Hồ và nhà đầu tư để rà soát nguồn gốc, hiện trạng và quy mô diện tích đất liên quan đến dự án. Điều này là cần thiết để xem xét tính khả thi của việc sử dụng đất theo quy định pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã có ý kiến về việc thu hồi đất để triển khai dự án. Theo quy hoạch, Dự án Sông Hồng City có diện tích sử dụng đất lên đến 60.000 m2, nhưng quy mô này không phù hợp với tiêu chí xây dựng khu đô thị theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát và báo cáo kết quả về UBND thành phố trước ngày 12/12/2024.
Theo báo cáo của Thanh tra thành phố Hà Nội, UBND thành phố đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm điểm trách nhiệm đối với các cá nhân và tập thể để chậm trễ trong việc thực hiện các kết luận của Thanh tra thành phố và chỉ đạo của UBND thành phố. Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng UBND các quận Ba Đình và Tây Hồ, được yêu cầu khẩn trương xử lý các tồn tại và vi phạm đã được chỉ ra từ trước.
Từ các chỉ đạo này, Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng UBND các quận Ba Đình, Tây Hồ, cần báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra thành phố theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.
30 năm vẫn “treo”
Dự án Sông Hồng City được cấp giấy phép đầu tư vào năm 1994. Đơn vị thực hiện dự án là Công ty liên doanh mang tên Công ty Phát triển đô thị. Với tổng mức đầu tư lên tới 250 triệu USD, dự án có tiến độ thực hiện trong 8 năm, từ ngày cấp giấy phép, yêu cầu hoàn thành việc xây dựng và đưa các công trình vào vận hành.
Tháng 9/1995, UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Phát triển Đô thị (thời hạn sử dụng đất từ 29/11/1994 đến 29/11/2039) và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho dự án Sông Hồng City.
Tuy nhiên, sau 30 năm, dự án này vẫn chỉ tồn tại trên giấy. Lý do, dự án Sông Hồng City bị ngừng triển khai được UBND thành phố Hà Nội giải thích là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong giai đoạn 1997-2001, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực châu Á đã khiến thị trường bất động sản suy thoái, làm cho nhà đầu tư gặp khó khăn tài chính và dự án phải tạm ngừng.
Nguyên nhân khách quan, từ năm 2001, dự án Sông Hồng City bị ngừng triển khai vì không phù hợp với các quy định của Pháp lệnh Đê điều (có hiệu lực từ 1/1/2001). Sau khi Luật Đê điều có hiệu lực vào ngày 1/7/2007, dự án đã bị đưa vào quy hoạch thoát lũ.
Với hàng loạt những khó khăn và vướng mắc vẫn chưa được giải quyết triệt để, tương lai của Dự án Sông Hồng City vẫn còn nhiều bất định. Liệu dự án này sẽ được hồi sinh hay tiếp tục nằm trong tình trạng “đắp chiếu” vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Văn phòng Chính phủ có Văn bản 9613/VPCP-QHĐP ngày 27/12/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc về xử lý kiến nghị, đề xuất của tỉnh Ninh Thuận. Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền giải quyết về cơ chế xử lý vướng mắc các dự án điện mặt trời, điện gió, trong đó có dự án điện mặt trời, điện gió của tỉnh Ninh Thuận để tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
PV
07:27 28/12/2024(Thanh tra) - Dự án Sông Hồng City, từng được kỳ vọng là biểu tượng ven sông Hồng với vốn đầu tư hơn 240 triệu USD, nhưng sau 30 năm vẫn chỉ là giấc mơ dang dở.
Đông Hà
21:04 27/12/2024Trần Quý
16:18 27/12/2024Hoàng Nam
15:33 27/12/2024Thùy Dương
14:10 27/12/2024Hương Giang
Phương Hiếu - Mạnh Đạt
Minh Thắng
Sơn Hải
Phương Hiếu - Mạnh Đạt
Lê Phương - Hoàng Nam
Trần Quý
Trần Quý
Trà Vân
Lê Phương - Hoàng Nam
Bảo Anh
Hương Giang