Theo dõi Báo Thanh tra trên
N. Phê - Q. Thân
Thứ ba, 07/06/2022 - 06:36
(Thanh tra) - Dù đã trễ hẹn hoàn thành công trình gần 2 năm qua và UBND TP Đà Nẵng vừa chấp thuận cho gia hạn tiến độ thi công đến cuối tháng 9/2022 phải hoàn thành, nhưng mốc thời gian cuối cùng này rất khó có thể đưa công trình cán đích đúng hẹn.
DA đường vành đai phía Tây Đà Nẵng vẫn còn ngổn ngang nhiều việc. Ảnh: P.T
Dự án (DA) đường vành đai phía Tây TP là công trình trọng điểm của Đà Nẵng, với tổng kinh phí đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 10/2018 và sẽ hoàn thành vào tháng 10/2020, nhưng đến nay gần 2 năm trễ hẹn và phải gia hạn nhiều lần mà liên danh nhà thầu Cienco1 - Tổng Cty Trường Sơn vẫn thi công ì ạch, chưa biết bao giờ mới xong.
Toàn DA có tổng chiều dài 19,2km, đi qua địa bàn 5 xã của huyện Hoà Vang, gồm: Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Ninh và Hòa Liên. Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng phải thu hồi là hơn 1,3 triệu m2, với 1.602 hồ sơ giải toả đền bù.
Đến đầu tháng 6/2022, DA còn hơn 20 hồ sơ giải toả đang khẩn trương thu dọn hiện trường để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Do chưa thi công xong các khu tái định cư, chưa có đất thực tế bố trí cho người dân, nên không thể giải tỏa và không thể cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ dân này.
Mặt khác, tiến độ thi công của các nhà thầu trên công trường khá chậm chạp.
Theo UBND huyện Hòa Vang, đối với đoạn chạy qua địa bàn xã Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú về diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng đã bàn giao mặt bằng từ cuối tháng 9/2020, còn đất ở đã cơ bản giải quyết xong để thông tuyến điều phối đất dọc tuyến phục vụ tiến độ thi công, nhưng nhà thầu vẫn chậm trễ trong thi công.
UBND huyện cũng đã đề nghị TP cần xem xét năng lực, trách nhiệm và tiến độ hoàn thành đối với nhà thầu thi công.
Còn báo cáo của Ban Quản lý DA đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng (BQLDA) cho biết, nguyên nhân chậm tiến độ DA chủ yếu thuộc về phía nhà thầu thi công; mặc dù có nơi đã được bàn giao mặt bằng nhưng thi công không đúng tiến độ, và nhà thầu đưa ra lý do vướng mặt bằng, bị người dân ngăn chặn...
Nguyên nhân nữa là do một số đoạn địa chất phức tạp, nền đất yếu, không thể thi công riêng lẻ nên DA chậm tiến độ kéo dài…
Số liệu từ BQLDA thể hiện, đường vành đai phía Tây đã kết thúc thời gian thực hiện hợp đồng thi công xây dựng từ ngày 1/1/2022; nhưng giá trị thực hiện ước đạt 70% tổng giá trị hợp đồng.
Theo ghi nhận của PV, dọc theo tuyến đường hiện vẫn còn hàng chục đoạn chưa thể thi công do chưa tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối... tập trung nhiều nhất là tại điểm giao với Quốc lộ 14B.
Có thể thấy khối lượng công việc của DA còn rất lớn, nhưng thực tế nhiều đoạn tuyến còn nguyên trạng; có nơi không khí làm việc khá ảm đảm, số lượng công nhân, trang thiết bị đang vận hành trên công trình rất ít. Chưa kể nhiều vị trí đắp đường sau cơn mưa để lộ đá sỏi cho thấy chất lượng đất đắp nền đường không đạt chuẩn.
Để đẩy nhanh và hoàn thành DA, UBND TP Đà Nẵng có Công văn số 2484 chấp thuận cho gia hạn tiến độ thi công đến ngày 30/9/2022 (đối với phạm vi không vướng mặt bằng). Như vậy, thời gian để DA này cán đích chỉ còn vỏn vẹn hơn 110 ngày nữa. Song, với nhiều vướng mắc, khó khăn như mặt bằng, tiến độ thi công èo uột... thì có “vắt chân lên cổ” đại công trình nghìn tỷ cũng khó có thể cán đích được.
BQLDA lý giải rằng, việc chậm trễ tiến độ thi công trong thời gian qua có cả nguyên nhân khách quan (do giải phóng mặt bằng, dịch bệnh Covid-19) và chủ quan do năng lực nhà thầu.
Đối với nguyên nhân do năng lực nhà thầu thi công yếu thì BQLDA đã có các quyết định xử phạt vì chậm trễ tiến độ, điều chuyển khối lượng thi công sang cho đơn vị liên danh thực hiện; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tích cực đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao cho nhà thầu thi công.
Tới đây, chủ đầu tư sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp, phương án cụ thể đảm bảo tiến độ thi công công trình như: Tiếp tục phối hợp cơ quan chức năng để hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng trên thực địa đối với các vị trí còn lại, ưu tiên các vị trí bàn giao mặt bằng để thông tuyến.
BQLDA yêu cầu nhà thầu tăng cường nhân lực, thiết bị, máy móc, tăng ca, kíp thi công, kể cả thi công ban đêm nếu điều kiện kỹ thuật cho phép. Có phương án xây dựng đường công vụ phù hợp thực tế để thuận lợi cho việc tổ chức thi công tại các đoạn đã có mặt bằng theo phương châm “bàn giao mặt bằng đến đâu, tập trung thi công dứt điểm đến đó”. Đối với các trường hợp tiến độ chậm trễ do chủ quan của nhà thầu, BQLDA đã và sẽ kiên quyết xử phạt theo quy định.
Trường hợp xảy ra việc chậm trễ thi công nhưng không thể khắc phục hoặc chậm khắc phục, BQLDA sẽ báo cáo UBND TP chấm dứt hợp đồng, thay thế nhà thầu khác để tiếp tục triển khai thực hiện.
Như vậy, chưa biết DA sẽ còn phải gia hạn tiến độ hoàn thành mấy lần nữa và đến thời gian nào mới xong?
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải