Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Yến
Thứ tư, 17/11/2021 - 11:12
(Thanh tra) - Xác định chuyển đổi số, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố quan trọng thúc đẩy hiệu suất công việc, là nền tảng của nhiều mối quan hệ nội bộ, khách hàng và cộng đồng. Thời gian qua, việc cải tiến, khuyến khích sự sáng tạo trong đội ngũ CBCNV, nhằm tạo môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp đã được Điện lực Hương Sơn, thuộc Công ty Điện lực Hà Tĩnh quan tâm thực hiện.
CBCNV Điện lực Hương Sơn nỗ lực không ngừng trong lao động, sản xuất
Hương Sơn là một huyện trung du, miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tĩnh. Với đặc thù địa bàn rộng, vùng núi hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, mùa mưa dễ ngập lụt, mùa hè nhiệt độ tăng cao, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cấp điện của đơn vị. Những khó khăn, thách thức là động lực để mỗi CBCNV tiếp tục vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Từ một đơn vị thực hiện các lĩnh vực kỹ thuật - an toàn phần lớn bằng hình thức thủ công, Điện lực Hương Sơn giờ đây đã trở thành đơn vị tiên phong của Công ty Điện lực Hà Tĩnh trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào vận hành lưới điện. Theo đó, để đáp ứng việc vận hành lưới điện và SXKD, Điện lực Hương Sơn đã quan tâm đến việc hợp lý hóa trong sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý vận hành, phát huy tính sáng tạo, năng động của CBCNV. Nhờ vậy, đơn vị đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của Nhân dân trên địa bàn.
Cụ thể, từ năm 2015 đến 2021, đơn vị đã cho ra đời 12 sáng kiến trong đó có 6 sáng kiến được Công ty công nhận và chứng minh được tính hiệu quả trong thực tiễn như: Giải pháp cân đảo pha tại TBA phân phối; cải tiến, nâng cấp chân trèo cột bê tông tự đúc và cột bê tông kiểu H; cải tiến thiết kế bộ cố định dây trong hòm hộp phục vụ công tác thay thế công tơ hay xây dựng, bổ sung các giải pháp dịch vụ khách hàng, nâng cao độ hài lòng khách hàng..vv...
Sáng kiến thiết kế bộ cố định dây trong hòm hộp phục vụ công tác thay thế công tơ
Năm 2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lựa chọn chủ đề “Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”, với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh lộ trình ứng dụng khoa học công nghệ; tích hợp công nghệ kỹ thuật số và mô hình quản trị phù hợp với quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động SXKD, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí, nâng cao trải nghiệm và mức độ hài lòng khách hàng.
Trước tình hình đó, Điện lực Hương Sơn đã kịp thời nắm bắt chủ trương, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý vận hành, thường xuyên củng cố và phát triển quy mô lưới điện ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực tế. Đơn vị đã xây dựng hệ thống tự động hóa, giám sát điều khiển lưới điện, bảo đảm vận hành cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định… Các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai ở các lĩnh vực đã cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ SXKD, góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, từng bước hiện đại hóa lưới điện, tiến tới vận hành lưới điện thông minh.
Sự đoàn kết, đồng sức, đồng lòng chính là yếu tố tạo nên thành công của đơn vị
Bên cạnh đó, đơn vị cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông và ứng dụng khoa học - công nghệ trong công tác dịch vụ khách hàng. Hiện nay, Điện lực Hương Sơn chính thức triển khai chương trình số hóa hợp đồng mua bán điện với gần 39 000 hợp đồng đã được đơn vị thực hiện số hóa; gần 17 000 công tơ điện tử đo xa cũng đang được vận hành và quản lý tốt. Đặc biệt, tính đến thời điểm 30/9/2021, đơn vị đã thực hiện thu tiền điện không sử dụng tiền mặt với gần 14 nghìn khách hàng; số lượng khách hàng thực hiện giao dịch qua cổng dịch vụ công quốc gia của đơn vị chiếm tỷ lệ khá cao. Ngoài ra, đơn vị cũng sử dụng hiệu quả các phần mềm CMIS, GIS, PMIS, OMS, ECP, PSS, AMISS, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sáng kiến “bật lửa” quyét bằng mã vạch để tuyên truyền về các dịch vụ điện đã được Điện lực Hương Sơn tặng đến khách hàng được đánh giá mang tính nhân văn cao
Ngoài ra, để phù hợp với diễn biến phức tạp do ảnh hưởng dịch covid-19, đơn vị đã không ngừng đổi mới trong quản trị nội bộ với việc tận dụng các trang thiết bị sẵn có, thử nghiệm và lựa chọn các phần mềm hiệu quả như Zoom, Google Meet… để tổ chức họp giao ban hàng tuần, hàng tháng, vừa phù hợp với tình hình phòng, chống dịch, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí… Đơn vị cũng đã có sự sáng tạo trong việc kiểm soát và báo cáo công việc hàng ngày bằng cách tổng hợp các nội dung thực hiện theo biểu mẫu có sẵn đưa lên nhóm Zalo nội bộ để tất cả CBCNV nắm rõ và chủ động có ý kiến, phản hồi trong cuộc họp đơn vị. Đặc biệt, đơn vị còn thực hiện giao khoán chỉ tiêu xuống các đội, tổ, thực hiện chấm điểm công khai, minh bạch các nội dung công việc đã phân công.
Có thể thấy, việc ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động SXKD tại Điện lực Hương Sơn đã từng bước nâng cao hiệu quả quản lý vận hành, góp phần cải thiện năng suất lao động, đảm bảo cho hệ thống lưới điện vận hành an toàn, ổn định đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, người lao động giỏi chuyên môn, vững tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, Điện lực Hương Sơn đã và đang đẩy mạnh thực thi VHDN, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ kinh doanh, chú trọng văn hóa ứng xử với khách hàng. Ngọn lửa yêu nghề của mỗi CBCNV ngành điện Hương Sơn nói riêng và Công ty Điện lực Hà Tĩnh nói chung, vẫn luôn chảy mãi, là động lực để họ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu những giải pháp đột phá, với quyết tâm nâng cao hiệu quả cho việc điều hành lưới điện và SXKD.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền