Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Điệp khúc tăng nhanh, xuống chậm

Thứ ba, 12/01/2016 - 09:38

(Thanh tra)- Giá xăng giảm liên tiếp và giảm sâu trong khi giá cước của nhiều dịch vụ như taxi, xe khách chưa giảm tương ứng là điều khó chấp nhận. Tuy nhiên, để quản lý một cách triệt để, hiệu quả và công bằng thì Nhà nước cần thay đổi phương thức quản lý theo hướng cơ chế thị trường.

Các nhà xe chịu nhiều chi phí, cầu, đường và chi phí khác nên việc điều chỉnh giảm giá cước cần tính toán theo mức phù hợp. Ảnh: Hữu Oanh

Xăng giảm, cước không giảm

Giá xăng A92 giảm lần thứ năm liên tiếp với mức giảm 400 đồng/lít, về mức 16.400 đồng/lít trong lần điều chỉnh giá cuối cùng của năm 2015 (ngày 18/12). Tính trong năm 2015, riêng xăng A92 đã có 18 lần điều chỉnh, trong đó 6 lần tăng giá và 12 lần giảm giá với mức giảm khoảng 3.400 đồng/lít. Đến ngày 4/1/2016, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh giảm 373 đồng/lít, dầu diesel giảm 865 đồng/lít, dầu hỏa giảm 791 đồng/lít, dầu mazut giảm 616 đồng/kg.

Mặc dù giá xăng liên tiếp giảm, song giá cước vận tải lại chưa giảm, tương ứng cả về số doanh nghiệp đăng ký giảm giá cước và mức độ, tần suất giảm. Theo Giám đốc Hãng Taxi Thành Công Nguyễn Anh Quân, các doanh nghiệp không thể cứ 15 ngày lại điều chỉnh giá cước một lần theo chu kỳ 15 ngày điều hành giá xăng dầu. Do vậy, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh taxi đều tính theo phương án, nếu giá xăng dao động từ 15.000 - 18.000 đồng/lít, thì giữ nguyên giá cước. Còn nếu giá xăng giảm dưới 15.000 đồng/lít hoặc tăng trên 18.000 đồng/lít, thì các hãng mới có phương án giảm hoặc tăng giá cước.

Cóý kiến chuyên gia thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay, bộ phận tham mưu về lĩnh vực quản lý giá vận tải chưa quản lýđược vấn đề này. Ví dụ, vận tải hàng hóa cóđăng ký giá cước nhưng chỉ là xe khách liên tỉnh trong bến, còn lại các xe về hợp đồng, xe du lịch chưa có khung giá cụ thể, giá cước đang tồn tại theo dạng người thuê gọi chủ xe nào rẻ thìđi. Thực tế, giá xăng lên thì các doanh nghiệp vận tải không được trợ giá nhưng xăng xuống thì nhiều ý kiến yêu cầu phải giảm. Hơn nữa, tiền xăng cơ cấu trước đây chiếm khoảng 35 - 40% trong giá thành vận tải giờ chỉ còn chiếm khoảng 20%, còn giá cầu phà tăng 20%.

Trong khi đó, cước phí vận tải hành khách đến thời điểm này cũng mới túc tắc giảm tập trung vào một số tuyến ngắn. Thống kê từ Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội, tính đến ngày 24/12, có 24 doanh nghiệp vận tải khách trên 2 bến xe là Mỹ Đình và Giáp Bát đăng ký giảm giá vé từ 3 - 13% (tương đương mức giảm 2.000 - 10.000 đồng). Còn lại, đa phần doanh nghiệp chạy xe đường dài chưa thấy có thông báo về việc giảm giá vé. Thậm chí, đối với nhiều nhà xe tại Bến xe Khách miền Đông khu vực phía Nam còn thông báo tăng phần phụ thu từ 20% đến 60% giá vé trong dịp Tết.

Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, Hãng Uber taxi còn tính giá cước ở mức 23.000 đồng/km vào giờ cao điểm tại TP Hồ Chí Minh...

Rõ ràng, giá xăng dầu giảm liên tục từ năm 2015 cho đến đầu năm 2016. Vì thế, giá cước các loại hình vận tải không điều chỉnh giảm tương ứng, hoặc giảm kiểu nhỏ giọt, thậm chí còn tăng phụ thu dịp lễ, Tết khiến người tiêu dùng khó có thể chấp nhận.

Siết chặt quản lý hay thả nổi?

Sau các lần giảm giá xăng dầu, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành các văn bản đề nghị, yêu cầu việc điều chỉnh giá cước phù hợp. Đồng thời, phải kê khai rõ các yếu tố chi phí cấu thành giá cước vận tải (có chi phí nhiên liệu) làm cơ sở để các cơ quan quản lý rà soát và kiểm tra, xử lý.

Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, phương thức quản lý hiện nay là can thiệp vào thị trường theo mệnh lệnh hành chính nhưng không quản lý triệt để được. Bài toán đặt ra, nếu can thiệp vào thị trường thì phải có tiêu chí, quy định cụ thể, nếu xăng dầu tăng, giảm bao nhiêu thì giá cước vận tải cũng phải tăng giảm theo khung, bậc nhất định. Tuy nhiên, cách này khó có thể làm được bởi hàng nghìn loại xe khác nhau, đường khác nhau, nên không thể xây dựng bậc giá chung cho tất cả các loại xe, các hãng, dịch vụ vận tải được. Hơn nữa, muốn cạnh tranh mà đưa ra đăng ký giá thì không còn ý nghĩa cạnh tranh. Do đó, chỉ còn cách quản lý theo kiểu thả các doanh nghiệp cạnh tranh theo cơ chế thị trường, hãng này giảm thì hãng kia giảm theo để cạnh tranh hành khách. Nghĩa là việc quản lý phải dựa trên các định chế của các Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh...

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024
Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải bàn cách giải ngân gần 23.000 tỷ đồng

(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.

Trần Quý

18:29 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm