Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 14/07/2014 - 06:30
(Thanh tra) - Hàng loạt hộ gia đình ở thôn 4 (xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã đồng loạt phản đối khi thấy hóa đơn tiền điện bỗng dưng tăng đột biến. Sau đó, đại diện điện lực ở địa phương đã phải trả lại tiền. Cách đây chưa lâu, hàng chục hộ dân ở bản Có Phảo (xã Yên Na, huyện Tương Dương, Nghệ An) phải nộp 1,6 triệu đồng để thay hộp đựng công tơ điện, nhưng không có chứng từ, hóa đơn, nếu gia đình nào không nộp thì sẽ bị cắt điện.
Sự độc quyền của ngành Điện đã khiến người dân chịu nhiều thiệt thòi. Ảnh minh họa: Internet
Ông Bùi Xuân Hòa, ở thôn 4 xã Quỳnh Đôi, chia sẻ: “Tôi đã tính toán, cộng cả cách tính giá điện cũ của tháng 5 và áp dụng cách tính giá điện mới từ tháng 6 của Bộ Công thương nhưng vẫn không trùng với bảng tính trong hóa đơn điện tôi vừa nhận. Tôi đã viết đơn lên Công ty Điện lực Nghệ An và ngành Điện trả lại 94.000 đồng”.
Sau ông Hòa, các hộ gia đình khác đã đem hóa đơn tiền điện tháng 6 ra tính lại. Kết quả thật bất ngờ, đa số đều bị tính cao hơn. Có hộ bị tính sai 40 - 50 nghìn đồng, nhưng cũng có hộ bị tính sai tới cả triệu đồng.
Theo hóa đơn thu tiền điện từ ngày 19/5 - 15/6, gia đình ông Hoàng Trung Nhã dùng hết 124 số điện, với giá tiền phải thanh toán là 1.600.000 đồng. Sau khi có đơn đề nghị tính lại giá tiền, ông Nhã chỉ phải nộp 201.000 đồng. Số tiền mà Công ty Điện lực Nghệ An đã tính sai với ông Nhã lên tới 1.399.000 đồng.
Tương tự, gia đình ông Hồ Quang Nhân dùng hết 92 số điện, với số tiền phải đóng 161.000 đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Hoan dùng hết 176 số điện, với giá 371.000 đồng…
Những hộ dân này đã làm đơn đến Công ty Điện lực Nghệ An đề nghị tính lại tiền điện và tất cả đều được trả lại tiền thừa một cách nhanh chóng.
Ông Hồ Xuân Hòa bức xúc: “Tại sao khi có sự cố tính giá điện sai, Công ty Điện Lực Nghệ An không rà soát toàn bộ các công tơ điện để tính lại một cách tổng thể. Cứ ai có khiếu nại thì họ giải quyết cho trường hợp đó. Vậy những người không để ý hay không biết cách tính giá điện mới thì phải chịu thiệt sao? Ở thôn 4, theo tìm hiểu của tôi, cứ 10 hộ thì có tới 9 hộ bị tính sai tiền điện”.
Trong khi đó, ông Hồ Quang Tuấn, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Đôi cho biết: “Chúng tôi đang tập hợp những hộ dân có thắc mắc về giá điện để gửi lại Công ty Điện lực Nghệ An. Đề nghị Công ty Điện lực Nghệ An rà soát lại toàn bộ hóa đơn, tính lại giá điện cho người dân”.
Công ty Điện lực Nghệ An cho biết, việc hóa đơn tiền điện tăng lên là có thật. Trước phản ảnh của dư luận, ngành Điện đã chỉ đạo việc kiểm tra và rà soát quá trình ghi chỉ số công tơ, cũng như quá trình tính toán hóa đơn tiền điện cho khách hàng, thì thấy hoàn toàn không có sai sót. Tuy nhiên đơn vị này cho biết sẽ tiến hành lập lại hóa đơn và trả lại tiền cho khách hàng nếu ai phát hiện ra sai sót.
Cách đây chưa lâu, hàng chục hộ dân ở bản Có Phảo (xã Yên Na, huyện Tương Dương, Nghệ An) bất bình trước việc làm thiếu minh bạch của một số cán bộ, nhân viên Chi nhánh Điện lực Tương Dương. Chỉ thay cái hộp đựng công tơ điện, mỗi gia đình phải nộp 1,6 triệu đồng nhưng không có chứng từ, hóa đơn, nếu gia đình nào không nộp thì sẽ bị cắt điện.
Bản Có Phảo cách hồ Thủy điện Bản Vẽ chừng 1 km, vùng đất này trước đây là khu vực làm việc của Ban Quản lý Dự án Thủy điện Bản Vẽ. Sau khi Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ hoàn thành, vùng đất này được bàn giao lại cho địa phương quản lý, cũng từ năm 2011 trở lại đây, khu đất này là nơi tái định cư cho một số hộ là đồng bào các dân tộc trong xã và một số từ xuôi lên làm ăn. Khi số hộ dân này đến đây sinh sống, họ được tiếp nhận, sử dụng công trình điện sinh hoạt do Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ để lại, nên toàn bộ phần cột điện đều bằng ống thép, dây dẫn điện trần.
Theo người dân phản ánh, một số cán bộ, nhân viên của Chi nhánh Điện lực huyện Tương Dương đem công tơ điện và hộp đựng công tơ đến thay thế thiết bị cũ cho trên 20 hộ dân tại bản Có Phảo. Sau khi thay thế xong, những người này yêu cầu mỗi hộ phải nộp số tiền 1,6 triệu đồng cho họ, nếu gia đình nào không nộp thì sẽ bị cắt điện. Vì sợ bị cắt điện, nên những hộ dân này phải chấp nhận nộp tiền cho họ mà không hề có hóa đơn, chứng từ gì. Trong số trên 20 hộ ấy, chỉ có vài hộ được thay công tơ mới, số còn lại giữ nguyên công tơ cũ, chỉ thay hộp đựng. Điều vô lý là, công tơ điện của 2 gia đình cùng chung 1 hộp, cũng phải nộp mỗi hộ 1,6 triệu đồng.
Chị Lô Thị Hương, Trưởng bản Có Phảo nói: “Tôi có nghe người dân phản ánh đến sự việc đó cách đây đã khá lâu, không hiểu lý do gì mà họ lại thu của bà con số tiền nhiều như thế”.
Ông Trần Đình Tú, Trưởng Chi nhánh Điên lực Tương Dương xác nhận, trong cơ quan có cán bộ tên là Lê Văn Khánh. Căn cứ vào bản viết tay nhận tiền của người dân cung cấp, ông Tú khẳng định đó chính là chữ viết và chữ ký của anh Lê Văn Khánh. Đơn vị không cử anh Khánh đi làm việc này. Anh Khánh hiện là cán bộ phụ trách bộ phận kỹ thuật an toàn của đơn vị.
1,6 triệu đồng là khoản tiền khá lớn đối với bà con dân tộc thiểu số, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Việc lợi dụng chiêu bài thay thiết bị điện để thu tiền không có hóa đơn, chứng từ là việc làm thiếu minh bạch. Các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc điều tra làm rõ.
Điện là một mặt hàng thiết yếu quan trọng có liên quan và tác động lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Việc minh bạch trong cách tính giá cũng như việc quản lý các nguồn thu từ điện trong bối cảnh kinh doanh điện vẫn là một ngành kinh doanh độc quyền là điều vô cùng cần thiết, để đảm bảo lợi ích của khách hàng tiêu thụ điện.
Hạ Lam
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý