Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Phương
Thứ hai, 17/02/2025 - 20:26
(Thanh tra) - Ngày 17/2, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII) và báo cáo đánh giá môi trường chiến lược”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long phát biểu chỉ đạo tại hội thảo. Ảnh: TT
Thảo luận 5 vấn đề trọng tâm
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg đã đưa ra nhiều điểm đổi mới, trong đó có tính động và mở.
Ngay sau khi Quy hoạch điện VIII được ban hành, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai kế hoạch thực hiện. Đồng thời xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quan trọng, bao gồm Luật Điện lực sửa đổi, các nghị định về mua bán điện trực tiếp, khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà và hệ thống thông tư về khung giá năng lượng tái tạo, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án năng lượng.
Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn đối diện nhiều khó khăn. Nhiều dự án quan trọng đang chậm tiến độ, đặc biệt là nguồn nhiệt điện khí LNG, khi chỉ có 3/13 dự án đang triển khai đúng kế hoạch. Các dự án tua-bin khí nội địa như Báo Vàng và Cá Voi Xanh gặp thách thức do chưa xác định rõ trữ lượng và tiến độ khai thác. Nhiều dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời gặp rào cản do giá điện chưa đủ hấp dẫn và quy trình thủ tục đầu tư còn phức tạp. Bên cạnh đó, các dự án điện khí nhập khẩu yêu cầu vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thời gian chuẩn bị và xây dựng kéo dài.
Ngoài ra, tình hình trong nước và quốc tế cũng có nhiều biến động tác động đến nhu cầu tiêu thụ điện và định hướng phát triển nguồn điện.
Tại hội thảo, ông Trần Kỳ Phúc, Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), đã nêu ra 5 vấn đề trọng tâm cần được thảo luận như những bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện các quy hoạch điện trước đây; dự báo nhu cầu tiêu thụ điện trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội; định hướng phát triển nguồn điện giai đoạn 2030-2035 và tầm nhìn đến năm 2050; nội dung liên quan đến quy hoạch phát triển lưới điện truyền tải, đặc biệt là hệ thống đường dây kết nối liên vùng; các yếu tố kinh tế, môi trường và quản trị trong quy hoạch điện, bao gồm cơ chế chính sách thúc đẩy đầu tư, giá điện, thị trường điện, huy động vốn và các chính sách đặc thù…
Ông Trần Kỳ Phúc, Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công thương) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TT
Dự báo nhu cầu điện về liên quan đến Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, TS. Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng phòng Kinh tế Năng lượng, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn 2016 - 2024, sản lượng điện thương phẩm toàn quốc tăng trưởng gấp 1,7 lần từ khoảng 158 tỷ kWh lên khoảng 276 tỷ kWh với tốc độ bình quân khoảng 7,2%/năm.
Đại diện Viện Năng lượng cũng nêu phương pháp và nguồn số liệu dự báo nhu cầu điện với cách tiếp cận từ trên xuống như sử dụng phương pháp đa hồi quy để điều chỉnh dự báo nhu cầu điện cho toàn quốc, các miền và các tổng công ty điện lực giai đoạn 2021 - 2030.
4 kịch bản nhu cầu điện đến 2030
TS Nguyễn Ngọc Hưng cũng đưa ra 4 kịch bản nhu cầu điện cụ thể: Kịch bản thấp; Kịch bản cơ sở; Kịch bản cao; Kịch bản cao đặc biệt.
Đáng chú ý với kết quả dự báo của kịch bản cao đặc biệt chỉ ra tốc độ tăng điện thương phẩm.
“Kịch bản này phản ánh nhu cầu điện trong trường hợp nền kinh tế phát triển tăng tốc trong giai đoạn 2026-2030 và tiếp tục duy trì tăng trưởng cao “hai con số” trong thời gian dài. Kịch bản cũng đảm bảo dự phòng cho phát triển điện lực trong dài hạn”, TS Nguyễn Ngọc Hưng phân tích.
Góp ý về điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII, ông Nguyễn Văn Dương, nghiên cứu viên Phòng Phát triển Hệ thống Điện (Viện Năng lượng), đại diện nhóm nghiên cứu trình bày các nội dung quan trọng liên quan đến đánh giá hiện trạng hệ thống điện, rà soát thông số đầu vào và phương pháp điều chỉnh quy hoạch.
Theo ông Dương, quá trình điều chỉnh quy hoạch tập trung vào 3 bước chính như rà soát và cập nhật cơ sở pháp lý, đánh giá thực tiễn vận hành hệ thống điện, cùng dự báo tăng trưởng kinh tế - xã hội và nhu cầu điện. Việc tối ưu hóa hệ thống điện được thực hiện qua ba giai đoạn: xác định cơ cấu nguồn điện tối ưu, kiểm tra độ tin cậy cung cấp điện và đánh giá vận hành theo từng giờ để đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh mới, khi tỷ trọng năng lượng tái tạo ngày càng gia tăng.
Khuyến nghị về lưới điện truyền tải
Tham luận tại Hội thảo, Thạc sĩ Cao Đức Huy, nghiên cứu viên phòng Phát triển Hệ thống điện, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) đã trình bày nội dung về điều chỉnh chương trình phát triển lưới điện truyền tải.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TT
“Đến năm 2030, lưới điện truyền tải 500 kV giữ vai trò xương sống trong liên kết các hệ thống điện miền và trao đổi điện năng với các nước trong khu vực”, ông Cao Đức Huy cho biết.
Về nhu cầu truyền tải liên miền, theo ông Huy, nhu cầu truyền tải liên miền tăng dần theo từng năm. Trên giao diện Bắc - Trung, xu hướng truyền tải từ miền Trung ra miền Bắc đóng vai trò chủ đạo.
Ngoài các công trình truyền tải 500 kV liên kết vùng miền nói trên, các công trình đường dây 500 kV nội vùng đáng chú ý trong giai đoạn này có thể kể đến: Đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên giải tỏa công suất thủy điện và tăng cường nhập khẩu điện Trung Quốc, đường dây 500 kV Tây Hà Nội - Vĩnh Yên kết nối mạch vòng 500 kV khu vực Hà Nội, đường dây mạch 2 Đà Nẵng - Dốc Sỏi tăng cường liên kết nội vùng Trung Trung Bộ, đường dây 500 kV Thốt Nốt - Đức Hòa liên kết Tây Nam Bộ - Đông Nam Bộ.
Theo ông Huy, khối lượng xây dựng lưới truyền tải phụ thuộc nhiều vào kịch bản chương trình phát triển nguồn điện và các chính sách phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Khối lượng lưới truyền tải lớn gây áp lực về đầu tư đối với EVN và EVNNPT. Do vậy, cần có những giải pháp, cơ chế để tăng cường năng lực, huy động thêm nguồn lực đầu tư lưới truyền tải.
Đồng thời, ông Huy kiến nghị EVN và EVNNPT đảm bảo tiến độ trục truyền tải liên miền xương sống và chuẩn bị đầu tư cho các công trình quan trọng như HVDC và lưới điện đấu nối nguồn điện hạt nhân…
Cũng tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó trưởng Phòng Môi trường và Phát triển bền vững (Viện Năng lượng) chia sẻ trong quá trình đánh giá môi trường, các kịch bản phát triển nguồn điện và lưới điện đã được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định môi trường hiện hành cũng được chú trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội.
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền nhấn mạnh, một trong những mục tiêu chính của điều chỉnh quy hoạch là phát triển năng lượng đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội, nhưng vẫn bảo đảm tính bền vững về môi trường. Quy hoạch cần ưu tiên sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống…
Bà Huyền đã đưa ra những phân tích về tác động của phát triển nguồn điện đối với tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa và môi trường sinh thái. Đồng thời, nhấn mạnh vấn đề quản lý rủi ro thiên tai, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các yếu tố thiên tai. Việc lựa chọn dự án và giải pháp giảm thiểu phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo sự thích ứng và giảm thiểu rủi ro đối với các cơ sở hạ tầng điện lực…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 21/3, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn chủ trì Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Nam Dũng
(Thanh tra) - Ngày 21/3, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn đã đi kiểm tra tiến độ thi công cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, yêu cầu tập trung giải quyết các vướng mắc về giải phóng mặt bằn, bàn giao 100% mặt bằng cho các nhà thầu trong tháng 3.
Nam Dũng
T. Minh
PV
PV
Thái Hải
Thái Hải
Lê Hữu Chính
Phương Anh
Thái Hải
Phương Anh
Minh Nghĩa
Bùi Bình
Trọng Tài
Chính Bình
Nam Dũng