Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 28/01/2019 - 13:03
(Thanh tra)- Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), đặc biệt nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) đã, đang và chắn chắn sẽ là khâu đột phá, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, “tạo đà” để nông nghiệp “cất cánh” trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Nông nghiệp công nghệ nhà lưới và tưới tự động tại Lâm Đồng
Việc ứng dụng CNC thể hiện sự đột phá rõ nét tại Lâm Đồng khi toàn tỉnh có tới 54.477 ha canh tác sản xuất ứng dụng CNC, chiếm 1/5 diện tích canh tác. Đặc biệt, có 9 doanh nghiệp (DN) được công nhận là DN nông nghiệp CNC (chiếm 22,5% so với cả nước). Nhiều DN ứng dụng công nghệ hiện đại tiệm cận nông nghiệp thông minh 4.0. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đạt trên 30% giá trị sản xuất nông nghiệp...
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng khẳng định: “Lợi nhuận cho người sản xuất trên 30% so với doanh thu. Giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích năm 2018 đạt bình quân trên 163 triệu đồng/ha/năm, trong đó có khoảng 18 nghìn ha đạt từ 250-500 triệu đồng/ha/năm, khoảng 13 nghìn ha đạt từ 500 triệu đồng – 1 tỷ đồng/ha/năm; 1500 ha đạt từ 1 – 2 tỷ đồng/ha/năm. Đặc biệt, diện tích rau thủy canh doanh thu đạt 8,0 tỷ đồng/ha/năm; lan Vũ Nữ doanh thu đạt 5 tỷ đồng/ha/năm; lan Hồ Điệp đạt 8-10 tỷ đồng/ha/năm”.
Với quan điểm “CNC là chìa khóa vàng cho phát triển nông nghiệp Việt Nam”, Tập đoàn TH đã quyết định đầu tư Cụm Trang trại bò sữa chăn nuôi tập trung ứng dụng CNC quy mô lớn nhất châu Á tại Nghĩa Đàn (Nghệ An) từ năm 2009. Đây là đơn vị duy nhất ứng dụng CNC vào nông nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận và thúc đẩy tiến trình ứng dụng CNC trong chăn nuôi bò, chế biến sữa góp phần đưa ngành sữa Việt Nam bắt kịp với thế giới cả về công nghệ và tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất "đột phá công nghệ cao để nông sản Việt vào chuỗi giá trị toàn cầu".
Dây chuyền ứng dụng công nghệ giúp sản xuất chế biến thực phẩm nông nghiệp nâng cao hiệu quả
Phó trưởng phòng nghiên cứu phát triển, Công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy Lê Mai Hương cho biết, việc chọn thành công giống địa phương Cưjut – VINASOY 01-CT đã bảo tồn được nguồn giống địa phương. Đồng thời, việc chọn giống mới năng suất cao – VINASOY 02-NS đã giúp năng suất trung bình từ 2,8-3,0 tấn/ha, tăng 40% so với giống địa phương Hoa trắng nông dân trồng trước đây (năng suất chỉ 2,0 tấn/ha). Việc áp dụng khoa học công nghệ đã đem lại các giống đậu nành năng suất cao, vị thơm ngon, ít mùi kháng nhiều loại bệnh: tuyến trùng, rỉ sắt, kháng sâu, kháng hạn và trẻ lâu...
“Cần tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong toàn bộ quá trình sản xuất, đặc biệt là khâu chăm sóc và thu hoặc nhằm giảm giá thành sản xuất. Mỗi tỉnh cần tập trung chỉ đạo sản xuất, lợi thế cây trồng vật nuôi, sự sẵn sàng và năng động của DN và nông dân từng địa phương mà có giải pháp công nghệ phù hợp để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC. Coi đây vừa là cuộc cách mạng trước mắt vừa lâu dài đối với ngành nông nghiệp trước yêu cầu biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế”, TS. Phạm S Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng hiến kế.
Một mô hình nuôi trồng lan đem về thu nhập cao cho nông dân tại Lâm Đồng
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, cần tập trung các giải pháp đồng bộ, đột phá thực hiện Nghị Quyết số 05/NQ-TU về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016-2020 và định hướng 2025. Với những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực nhằm đột phá nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp thông minh 4.0 với lộ trình và nguồn lực hợp lý tùy theo điều kiện của tỉnh, tiểu vùng sinh thái, loại cây trồng vật nuôi cụ thể mà các lĩnh vực được ứng dụng trong sản xuất cho phù hợp, với một yêu cầu cao hơn là phát triển kinh tế song phải chú trọng môi trường.
GS.TS Đỗ Năng Vịnh, Viện Di truyền Nông nghiệp nhận định: “Các quốc gia đều hiểu rằng đổi mới sáng tạo chỉ có thể nảy mầm trên các nền tảng phát minh, sáng chế mới của khoa học công nghệ. Các xu hướng và thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới hết sức đa dạng. Tầm nhìn chiến lược là đèn pha chiếu rọi tương lai. Trong thời đại ngày nay, tầm nhìn chiến lược phải là tầm nhìn từ vệ tinh, từ các dữ liệu lớn Big data tin cậy, từ Internet of Things và trí tuệ tin học sắc sảo. Thiếu tầm nhìn sẽ chẳng khác nào “múa gậy trong bị”. Trong khi kinh tế và trí tuệ khoa học công nghệ là 2 đòn bẩy chủ lực chủ lực để nâng cao hiệu quả của hệ thống nông nghiệp nước nhà”...
Bình Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền