Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Có yếu tố “trục lợi”

Thứ ba, 15/10/2013 - 08:07

(Thanh tra)- Đất rừng đã chuyển đổi nhưng hàng chục tỷ đồng tiền mua bán gỗ tận thu của các doanh nghiệp (DN) vẫn chây ì không nộp; nhiều DN không thực hiện đúng cam kết tuyển công nhân là người dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm công nhân mà còn chuyển giao vườn cao su cho DN khác với danh nghĩa “liên kết đầu tư”… Đó là thực trạng của dự án (D.A) chuyển rừng nghèo sang trồng cao su ở tỉnh Gia Lai, theo chủ trương của Chính phủ.

Đằng sau màu xanh của những vạt cao su, còn đó nhiều nỗi lo mà các ngành chức năng tỉnh Gia Lai cần phải giải quyết. Ảnh: Trung Đức

Dư luận Phố núi Pleiku gần đây râm ran chuyện Cty TNHH 30-4 Gia Lai đã “bán” hết vườn cao su cho một DN tư nhân khác. Có người cho rằng, DN tư nhân muốn bán vườn cao su cho người khác là chuyện bình thường. Nhưng có người bức xúc vì D.A chuyển rừng nghèo sang trồng cao su ở Tây Nguyên được Chính phủ chủ trương phải giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo ưu tiên cho người dân tộc thiểu số tại chỗ chứ không phải mua đi bán lại trục lợi… Trước khi lập D.A, giao đất chuyển rừng, các DN cũng đã cam kết phải thực hiện đầy đủ các quy định về triển khai D.A, ưu tiên tuyển người dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm công nhân để xóa đói giảm nghèo…

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Sinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Cty TNHH 30-4 Gia Lai cho biết, DN không bán vườn cao su mà chỉ chuyển giao theo kiểu “góp vốn liên doanh”. Toàn bộ diện tích vườn cao su, nhà đất được UBND tỉnh Gia Lai quyết định giao đất cho Cty TNHH 30-4, chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su tại các D.A trồng cao su xã Ia Pnôn (huyện biên giới Đức Cơ, Gia Lai) 849ha; D.A trồng cao su tại xã Ia Ga (huyện biên giới Chư Prông, Gia Lai) 1.234,4ha, với tổng giá trị 92,4 tỷ đồng được DN góp vốn liên kết với Cty Kinh doanh Xuất nhập khẩu Quang Đức.

Theo hợp đồng góp vốn giữa 2 Cty, từ tháng 9/2012, Cty Kinh doanh Xuất nhập khẩu Quang Đức là chủ đầu tư mới của các D.A cao su do Cty TNHH 30-4 giao và toàn quyền quản lý, sử dụng, đăng ký, điều chỉnh, thay đổi chủ đầu tư D.A… Cũng theo ông Nguyễn Sinh, việc chuyển giao toàn bộ các D.A cao su này là do DN khó khăn về vốn để tiếp tục đầu tư…

Bên cạnh việc chuyển D.A theo kiểu liên kết góp vốn đầu tư, nhiều DN tư nhân triển khai D.A chuyển rừng nghèo sang trồng cao su ở Tây Nguyên không thực hiện đúng cam kết như ban đầu. Cụ thể, việc tuyển công nhân người dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm ở các DN rất ít. Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Gia Lai, 12 DN tư nhân có D.A cao su chỉ tuyển 85 người dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm công nhân, trong khi đó, số lao động cần tuyển theo định mức 5 ha/công nhân là trên 2.900 người…

Tại nhiều cuộc họp, ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị có D.A trồng cao su phải nghiêm túc thực hiện việc tiếp nhận đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm công nhân cao su để xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Chính quyền địa phương và ngành chức năng cần phối hợp rà soát danh sách người dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn có nhu cầu làm công nhân cao su và đề nghị đăng ký giới thiệu cho các DN sử dụng. Trường hợp ngay tại địa bàn không có người dân tộc thiểu số tại chỗ mới được tiếp nhận đồng bào ở địa bàn khác. Trong trường hợp các DN không thực hiện đúng cam kết về đầu tư phát triển D.A cao su, xóa đói giảm nghèo cho người dân tộc thiểu số tại chỗ thì cần thiết phải thu hồi D.A… nhưng thực tế đến nay, bài toán giải quyết người lao động dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm công nhân cao su ở các DN tư nhân vẫn chưa có lời giải. Vì theo một số DN thì người dân tộc thiểu số không muốn vào làm công nhân.

Bên cạnh đó, mặc dù gỗ rừng tự nhiên trong các D.A chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su ở Gia Lai đã diễn ra từ năm 2008 đến nay nhưng hiện vẫn còn nhiều DN chây ỳ không chịu trả tiền mua gỗ cho tỉnh. Theo thống kê của Sở Tài chính Gia Lai, tổng số tiền nợ của các DN mua gỗ còn nợ ngân sách Nhà nước trên 9,1 tỷ đồng. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng, chủ rừng tiến hành các biện pháp đòi nợ, kiện ra tòa để buộc các DN trả nợ.

Sau 5 năm triển khai D.A chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, trên địa bàn tỉnh Gia Lai, những vườn cao su đã lên xanh. Kinh tế phát triển, bao khó khăn đói khát không còn hiện hữu nhiều như ngày xưa, nhưng phía sau màu xanh ấy vẫn còn nhiều nỗi lo khó tả.

Trung Đức

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024
Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.

Chính Bình

16:53 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm