Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cơ hội cho ngành Thực phẩm-đồ uống sau đại dịch

Trà Vân

Thứ sáu, 10/12/2021 - 20:43

(Thanh tra)- Nhiều năm nay, lĩnh vực thực phẩm – đồ uống luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và đầy tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 khiến ngành có nhiều thay đổi, trong đó có Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Các nhà máy sản xuất đồ uống của THP duy trì hoạt động theo phương án 3T trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát

Trước năm 2020, thị trường ngành thực phẩm – đồ uống Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá đầy tiềm năng. Tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2021-2025) là 4,98%. Quy mô thị trường dự kiến đạt 678 triệu USD với lượng người dùng dự kiến sẽ đạt 17,1 triệu vào năm 2025.

Đứng trước đại dịch COVID-19, hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong ngành đã và đang đối mặt với bài toán sống còn. Năm 2020, có gần 48% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng, không chịu tác động của đại dịch hoặc mức độ tác động ít, không đáng kể. Tuy nhiên, tác động kéo dài của đại dịch đến doanh nghiệp trong ngành trở nên rõ nét hơn sau đợt bùng phát vào tháng 4/2021, và trở nên nghiêm trọng hơn kể từ tháng 7/2021 với tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động ở mức nghiêm trọng đã lên tới hơn 91%.

Dịch COVID-19 đã phơi bày nhiều điểm yếu của ngành, điển hình là các vấn đề liên quan đến logistics, phân phối. Bởi, hoạt động bán lẻ của ngành diễn ra qua nhiều kênh như truyền thống (General Trade), hiện đại (Modern Trade), nhà hàng (Key account) và chuỗi bán lẻ riêng của từng hãng (nếu có); trong đó, kênh truyền thống chiếm tỷ trọng đa số.

Một khó khăn khác nữa mà doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt chính là việc quản trị nhân sự khi số lượng lao động sử dụng khá lớn, vấn đề đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc, phân chia lao động hợp lý. Bên cạnh đó, việc đứt gãy nguồn cung ứng nguyên liệu do không chủ động được nguồn cung…

Đánh giá về thực lực sức khỏe các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, một lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, quy mô doanh nghiệp trong ngành hiện nay còn khá phân mảnh, tiềm lực tài chính yếu nên khi gặp một cú sốc lớn như COVID-19 họ thường sa vào vòng luẩn quẩn do phải xử lý dòng tiền, cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí. Và dù trước dịch ngành đang trong quá trình phát triển rực rỡ nhưng hiện chẳng khác gì một “ngôi làng” do thiếu sự quy hoạch đồng bộ và vẫn mạnh ai người đó làm….

Giống như nhiều quốc gia khác, quyết định tái khởi động nền kinh tế song song với bảo đảm an toàn chống dịch trở thành lựa chọn tất yếu của Việt Nam. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy tiêu dùng nội địa và ứng dụng công nghệ cao là những điểm tựa trong chiến lược phục hồi kinh tế. Theo đó, những thay đổi hành vi tiêu dùng cũng tác động không nhỏ đến việc định hình thị trường ngành thực phẩm – đồ uống giai đoạn “sống chung an toàn với COVID-19”.

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã tác động nghiêm trọng đến đời sống của người lao động. Số liệu Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân của người lao động quý III/2021 thấp hơn đáng kể so với quý II/2020 (giảm 300.000 đồng); trong khi quý II/2020, đã ghi nhận thu nhập bình quân của người lao động là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Theo Kantar Việt Nam, trước đây người tiêu dùng chọn mua hàng có giá trị phù hợp với giá tiền. Còn nay do thu nhập cắt giảm nên họ chỉ mua những thứ họ thật sự cần. Thực phẩm nhập khẩu và phần lớn nhóm đồ uống ghi nhận mức giảm trong chi tiêu hàng tháng. Một số nhóm sản phẩm có mức tiêu thụ tăng trong ngắn hạn nhưng sẽ giảm khi có miễn dịch cộng đồng bao gồm: thực phẩm đã sơ chế hoặc chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tiện lợi, đóng gói…

Thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Tần suất mua hàng tại các kênh truyền thống đang có sự sụt giảm và chuyển đổi mua sắm, sử dụng trực tuyến tăng cao. Ngành hàng thực phẩm đóng gói được tiêu thụ online nhiều nhất với 52%, trong đó các sản phẩm ăn vặt đang tăng trưởng rất tốt vào mùa dịch, chủ yếu được thúc đẩy bởi khối lượng tiêu thụ nhiều hơn. Điều này mang lại cơ hội lớn cho các nhà sản xuất tiếp nối đà tăng trưởng bằng cách tạo ra và nắm bắt các dịp tiêu dùng mới tại nhà.

Các chuyên gia cho rằng, với những bài học kinh nghiệm đúc kết từ khủng hoảng, cộng đồng doanh nghiệp ngành sẽ buộc phải có những thay đổi trong xu hướng vận hành để thích nghi với bối cảnh hiện này cũng như có thể phát triển vững mạnh hơn trong tương lai.

Sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng đã đẩy nhanh quá trình tiến hóa của ngành thực phẩm – đồ uống, đưa các thương hiệu tiến vào cuộc chơi đào thải mạnh mẽ. Lựa chọn cho mình màu sắc sáng hoặc xám tùy vào độ nhạy bén thích ứng thị trường của mỗi doanh nghiệp.

Để đạt chỉ tiêu tăng trưởng năm 2021 từ 3% – 3,5% như dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì ngoài hai mũi nhọn là tăng cường, kiểm soát đầu tư công và xuất khẩu thì một mũi nhọn rất quan trọng là kích cầu tiêu dùng nội địa với thị trường hấp dẫn 100 triệu dân. Trong ngắn hạn, nhu cầu của người tiêu dùng đối với lĩnh vực này đang trở lại, đặc biệt là cho mùa mua sắm cuối năm 2021 sẽ mang lại một cuộc chơi ngang bằng với các đối thủ khác.

Với độ co giãn về giá ở mức thấp hiện tại, các nhà sản xuất và bán lẻ của ngành nên tận dụng cơ hội vàng này thiết kế lại guồng máy khuyến mãi và giá. Chìa khóa thành công nằm ở việc hiểu được độ nhạy cảm về khuyến mãi của danh mục. Nếu danh mục của bạn đang hoạt động hiệu quả một cách tự nhiên, hãy nhanh chóng hành động để xác định lại mặt bằng giá khuyến mãi tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm mức độ phụ thuộc vào việc khuyến mãi cho danh mục. Nếu một danh mục hoạt động kém hiệu quả, thì khả năng chúng ta dễ nghĩ đến thực hiện càng nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá là rất lớn. Tuy nhiên, việc đảm bảo chất lượng và giá trị sản phẩm là cách bảo vệ tốt nhất chống lại việc giảm giá ồ ạt.

Bên cạnh đó, thay vì giảm giá, các thương hiệu có thể khám phá các cơ chế khuyến mãi khác như gói khuyến mãi đặc biệt hay gói khuyến mãi đi chung với các ngành hàng liên quan khác hoặc bằng cách tổ chức lại các sản phẩm hiện có để làm nổi bật các thuộc tính đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua sắm.

Song, nếu chỉ dừng lại ở khâu giá cả là chưa đủ, vì người tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao về chất lượng phục vụ, hậu mãi và tiện ích trong hành trình mua sắm, tiêu dùng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm