Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/02/2019 - 16:47
Tính đến ngày 30/01/2019, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 173 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối, với gần 1,9 triệu hồ sơ của khoảng 27 ngàn doanh nghiệp (Tính đến ngày 31/12/2018, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 153 thủ tục hành chính của 12 Bộ, ngành kết nối, với gần 1,8 triệu hồ sơ của 26.400 doanh nghiệp).
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Chủ tịch Uỷ ban Chỉ đạo Quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa Quốc gia và tạo thuận lợi thương mại
Cơ chế một cửa quốc gia: Bộ GTVT và Ngân hàng Nhà nước đi đầu
Trong năm 2018, theo kế hoạch các Bộ, ngành phấn đấu triển khai thêm mới 138 thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia, trong thực tế, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành đã triển khai mới 106 thủ tục, hoàn thành 77% (106/138) so với mục tiêu năm 2018 đề ra. Dự kiến đến hết Quý I năm 2019, tổng số thủ tục hành chính sẽ triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia là 180/250 thủ tục đến 2020 (chiếm 72%).
Bên cạnh việc triển khai tại các cảng biển, cảng thủy nội địa, Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành triển khai Cơ chế một cửa quốc gia tại các cảng hàng không quốc tế trên cả nước.
Nhìn chung, trong năm 2018, các Bộ, ngành đã có sự chuyển biến tích cực trong việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia. Đặc biệt là sau Hội nghị toàn quốc thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì ngày 24/7/2018, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia có sự phát triển đột phá, chỉ trong khoảng 5 tháng (từ ngày 24/7/2018 – 31/12/2018), các Bộ, ngành đã triển khai thêm được 100 thủ tục mới trên Cơ chế một cửa quốc gia.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia và đạt kết quả rất tốt. Đặc biệt, Bộ Giao thông vận tải và Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành 100% theo kế hoạch.
Tuy nhiên, vẫn còn một số Bộ, ngành chưa triển khai tích cực trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia theo đúng kế hoạch.
Về triển khai Cơ chế một cửa ASEAN và kết nối ngoài ASEAN
Từ ngày 01/01/2018, Việt Nam đã chính thức trao đổi thông tin C/O mẫu D điện tử với 4 nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và sử dụng chứng từ này làm căn cứ để áp dụng mức ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Tính đến ngày 30/01/2019, Việt Nam nhận được 63.428 C/O từ 04 nước ASEAN và gửi sang các nước này 108.753 C/O (Tính đến 31/12/2018, các thông số tương ứng là 59.053 và 98.820 C/O).
Bên cạnh triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, trong năm 2018, Bộ Tài chính cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành tiến hành đàm phán để hoàn thiện các Nghị định thư, thống nhất các yêu cầu kỹ thuật và chuẩn bị xây dựng hệ thống để trao đổi thông tin tờ khai hải quan, chứng nhận xuất xứ về trao đổi thông tin kết nối với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU); đồng thời tiến hành đàm phán để trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc.
Như vậy, Việt Nam là một trong 5 nước ASEAN đầu tiên trao đổi C/O điện tử mẫu D, đồng thời Việt Nam cũng đang chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật để sẵn sàng trao đổi thông tin tờ khai hải quan điện tử ASEAN (ACCD) và chứng nhận kiểm dịch động thực vật.
Việc kết nối với các đối tác thương mại ngoài ASEAN như Liên minh Kinh tế Á – Âu và Hàn Quốc: Bộ Tài chính cũng đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương tiến hành đàm phán và thực hiện công tác chuẩn bị để triển khai theo kế hoạch đề ra.
Mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng
Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN tiếp tục mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Theo thống kê do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hợp tác với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổng cục Hải quan thực hiện cho thấy: thời gian tiếp nhận, xử lý và thủ tục nhanh gọn, đơn giản (giảm được 61%), thời gian chuẩn bị hồ sơ cho doanh nghiệp giảm 51%, chi phí chuẩn bị hồ sơ giảm 40%, giảm 35% nhân lực khi thực hiện và tăng hiệu quả quản lý cho doanh nghiệp 32%.
Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đến nay mới có 173 thủ tục hành chính được triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia (đạt 97% so với mục tiêu nêu tại Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP).
Nguyên nhân là một số Bộ, ngành còn thiếu quyết liệt và khẩn trương trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và công tác kiểm tra chuyên ngành. Trong năm 2018, số lượng thủ tục hành chính triển khai mới theo kế hoạch tại Quyết định 1254/QĐ-TTg là rất lớn (138 thủ tục), gấp hơn 2,6 lần so với số lượng thủ tục hành chính (53 thủ tục) đã được thực hiện từ năm 2014 đến tháng 7/2018.
Hồng Phúc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.
Cao Sơn
07:05 12/12/2024TC
18:00 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà
PV
Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC