Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 03/11/2017 - 10:00
(Thanh tra)- Đến thời điểm này mới chỉ có 21% doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (NVV) tham gia mạng lưới toàn cầu. Con số này cho thấy, mặc dù đã có nhiều bước tiến trong hội nhập với thế giới, nhưng các DN Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV vẫn gặp khó khăn trong hội nhập thương mại quốc tế.
Hiện chỉ có 14% DNNVV Việt Nam có khách hàng, đối tác là DN đầu tư nước ngoài. Ảnh: TQ
Theo TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các DN Việt Nam được tiếp cận với nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh ra các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các DN, đặc biệt là các DNVVN, cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức trong việc cập nhật thông tin vĩ mô, chuẩn bị năng lực tài chính, năng lực giao dịch quốc tế và chuẩn hóa quy trình xuất nhập khẩu.
“Tỷ lệ DNNVV Việt Nam tham gia mạng lưới thương mại toàn cầu còn thấp chỉ chiếm khoảng 21%, trong khi con số này tại Malaysia là 46%... Đây là điểm yếu của DNNVV Việt Nam”, TS. Phạm Thị Thu Hằng cho biết.
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu châu Á, tỷ lệ DNNVV Việt Nam tham gia thương mại quốc tế còn thấp so với các nước trong khu vực. Mặc dù chiếm tới gần 98% tổng số DN, nhưng các DNNVV chỉ chiếm trên dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Một số liệu thống kê khác cho thấy, chỉ có 14% DNNVV Việt Nam có khách hàng, đối tác là DN đầu tư nước ngoài. Trong đó, 65% DN gặp khó khi tiếp cận với các đối tác và nhà đầu tư nước ngoài.
Phát biểu tại Hội thảo “Hỗ trợ thương mại quốc tế cho DNNVV" do VCCI vừa phối hợp tổ chức, ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đánh giá, khi Việt Nam mở rộng thương mại quốc tế, các DNNVV sẽ đóng vai trò chủ đạo. Nhưng hiện nay khối DN này đang gặp nhiều thách thức như: hạn chế tiếp cận vốn và tài trợ thương mại, thiếu dữ liệu, thiếu kênh bán hàng và thiếu kinh nghiệm giao dịch quốc tế.
Theo bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Giám đốc CTCP OIC, DNNVV gặp khó trong việc tiếp cận thông tin thị trường, nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường mới. Do đó, các DN cần được cung cấp nhiều kiến thức cũng như biện pháp hỗ trợ hiệu quả hơn nữa để đóng góp nhiều hơn vào kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nền kinh tế.
Vấn đề hỗ trợ tài chính cho các DN từ phía các ngân hàng và tổ chức tín dụng, theo phản hồi tư khối DNNVV, họ vẫn còn hạn chế trong sự tiếp cận vốn ngân hàng. Theo TS. Võ Trí Thành- Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC), có nhiều nguyên nhân, trước hết sự quan tâm và nhìn nhận của các ngân hàng đối với tín dụng dành cho các DNNVV hiện chưa cao. Cùng với đó, thiếu một hệ thống đánh giá khách hàng.
Về phía DN, có ba vấn đề dẫn đến việc khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Thứ nhất, hạn chế trong việc thuyết minh về tính khả thi của dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh để thuyết phục ngân hàng. Thứ hai, năng lực tài sản không cao. Thứ ba, DNNVV có năng lực kết nối cũng chưa tốt.
“Do đó, Nhà nước cần có các chương trình hỗ trợ, lập ra các tổ chức tín nhiệm cho DNNVV có thể có căn cứ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng” - TS. Võ Trí Thành nói.
Trong vài năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ DNNVV phát triển như cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để các DN có điều kiện thuận lợi hơn trong hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Hoàng Tiến, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DNNVV- VCCI, các hỗ trợ từ Chính phủ vẫn mang tầm vĩ mô, DN cần các giải pháp cụ thể, thiết thực. Đặc biệt, khi thực hiện thương mại quốc tế, các DN cần đến những giải pháp thanh toán toàn diện, dịch vụ ngoại hối hiệu quả, an toàn. Điều này cần đến sự vào cuộc của các DN liên quan như ngân hàng, logistics, dịch vụ xuất nhập khẩu…
Bằng các giải pháp được chia sẻ, xây dựng cũng như nỗ lực của khối DNNVV, hy vọng rằng, trong thời gian tới, tỷ lệ DNNVV tham gia mạng lưới toàn cầu ngày càng tăng.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân
T.T