Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 30/12/2016 - 12:41
(Thanh tra)- So với giá cát tự nhiên, giá cát nhân tạo của Cty Cổ phần (CP) Thiên Nam, được Sở Xây dựng Quảng Ninh công bố rẻ hơn 18%. Từ đó, góp phần giảm giá trị vật liệu xây dựng cho các công trình vốn đầu tư ngân sách Nhà nước.
Sản phẩm cát nhân tạo của Cty CP Thiên Nam đạt TCVN 9205/2012
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đã cảnh báo, Việt Nam sẽ thiếu cát xây dựng một cách trầm trọng trong tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Nắm bắt được nhu cầu và lợi thế, lần đầu tiên, tại Việt Nam, Cty CP Thiên Nam đã đưa vào vận hành dây chuyền xử lý xỉ than, tái chế thành cát nhân tạo.
Bãi thải Đông Cao Sơn, Mông Dương, Quảng Ninh, hàng năm lượng đất đá từ các mỏ thải ra khoảng 32-36 triệu tấn, tốn một khoản tiền cả trăm tỉ cho việc xử lý thải. Trận lũ lịch sử năm 2014, tại Quảng Ninh, hàng trăm tấn xỉ thải đã đổ xuống, vùi lấp hàng chục nhà dân, thiệt hại tính mạng người và tài sản. Phải mất hàng năm sau, người dân nơi đây mới ổn định cuộc sống và di dời đến nơi ở mới.
Thế nhưng, trong đống rác thải tưởng chừng như phải bỏ đi, Giám đốc Cty CP Thiên Nam Vũ Đình Kiên đã tìm thấy, có đến 42% tỷ lệ đá cát kết, có thể thu hồi để tái chế thành vật liệu xây dựng (VLXD), vật liệu san nền. Điều quan trọng hơn là, đảm bảo môi sinh, môi trường cho bà con vùng mỏ.
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, đến nay những mẻ cát nhân tạo đầu tiên đã đưa ra thị trường tiêu thụ.
Giờ đây, cả hàng triệu m3 xỉ thải đã biến thành các loại VLXD gồm: Cát nghiền nhân tạo bê tông; cấp phối đá dăm loại II phục vụ các công trình xây dựng nhà nước và dân sinh như: Nhà cửa, cầu cống, đổ bê tông, hạ tầng giao thông…
Sản phẩm của Cty đã được Viện Vật liệu Xây dựng cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn số TCVN 9205/2012.
So với giá cát tự nhiên, giá cát nhân tạo của Cty CP Thiên Nam, được Sở Xây dựng Quảng Ninh công bố rẻ hơn 18%. Từ đó, góp phần giảm giá trị vật liệu xây dựng cho các công trình vốn đầu tư ngân sách Nhà nước.
Hàng năm, tỉnh Quảng Ninh có trên 200 triệu m3 đất đá thải, là gánh nặng đối với ngưỡng chịu tải của môi trường, làm gia tăng nguy cơ trôi lấp bồi lắng sông suối, sạt lở bãi thải, ô nhiễm nguồn nước mặt …
Theo Đề án đảm bảo môi trường ngành than đang được triển khai thì khái toán kinh phí thực hiện các công trình đảm bảo môi trường ngành than trọng điểm giai đoạn 2016 – 2020 trên 4 ngàn tỷ đồng.
Dây chuyển sản xuất cát nhân tạo bằng công nghệ hiện đại
Dự án: Thu hồi chế biến đá cát kết tại các vị trí đầu tầng thải tại khu vực bãi thải Đông Cao Sơn của Cty CP Thiên Nam đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, giảm giá trị đầu tư các công trình xây dựng.
Ông Phạm Văn Cường, Phó Giám đốc Sở TN-MT Quảng Ninh cho biết, hiện, Cty Cổ phần Thiên Nam đã hoàn thiện giai đoạn 1 của Dự án với tổng mức đầu tư trên 283 tỷ đồng. Bao gồm việc lập, phê duyệt Dự án đầu tư; tiến hành xây dựng, lắp đặt hệ thống nghiền sàng, phân loại sản phẩm với 02 dây chuyền, công suất 550 tấn/giờ cho mỗi dây chuyền. Dự kiến giai đoạn 2 (từ năm 2018 ÷ 2020) Công ty sẽ đầu tư thêm 07 dây chuyền (có công suất tương tự 550 tấn/giờ). Sản phẩm sau chế biến gồm đá base, đá 1x2, đá 2x4, cát xây dựng (cát bê tông, xây trát) có tiêu chuẩn phù hợp quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BXD ngày 15/9/2014 của Bộ xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
“Dự án đi vào hoạt động góp phần giảm tải cho bãi thải Đông Cao Sơn, hạn chế đất đá trôi lấp bồi lắng sông suối khu vực, sạt lở bãi thải, ô nhiễm nguồn nước mặt. Đồng thời bù đắp nguồn cát xây dựng đang thiếu hụt trên địa bàn tỉnh, nhất là trong giai đoạn tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến, đầu tư rất nhiều công trình xây dựng lớn, trọng điểm như: Dự án đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái, Dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 18A (các đoạn Uông Bí – Bắc Ninh và Hạ Long – Mông Dương), Dự án cảng hàng không Vân Đồn và một số dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khác’, ông Cường nhấn mạnh.
Ông Phạm Văn Kính, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cẩm Phả, Quảng Ninh chia sẻ, việc Cty Cổ phần Thiên Nam đề nghị thu gom đá cát kết thải ở bãi thải Đông Cao Sơn để tận dụng nguồn tài nguyên đáp ứng nhu cầu vật liệu trên địa bàn tỉnh phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 14/3/2014 của HĐND tỉnh Quảng Ninh và Quy hoạch thăm dò, khai thác khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 06/6/2014.
Theo đó, tỉnh có chủ trương ưu tiên, khuyến khích các dự án khai thác, sử dụng khoáng sản không truyền thống để sản xuất cát xây dựng nhằm giải quyết nguồn thiếu hụt cát xây dựng trên địa bàn Tỉnh như: Tận dụng nguồn đá vụn trong chế biến đá xây dựng (ryolit, cát kết); sử dụng cuội sỏi khu vực miền Đông để nghiền sàng làm cát xây dựng; tận dụng nguồn đá cát kết, cuội kết trong đá thải các mỏ than để nghiền, sàng, rửa thành cát xây dựng ...;
Được đầu tư hàng trăm tỷ đồng, bằng công nghệ hiện đại, sản phẩm cát nhân tạo và cấp phối đá dăm loại II của Cty CP Thiên Nam đang góp phần tận thu tài nguyên khoáng sản, tạo công ăn việc lạm cho hàng trăm lao động trong tỉnh. Từ đó, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, hạn chế nạn khai thác cát tặc. Cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho DN của tỉnh Quảng Ninh, hy vọng sản phẩm cát nhân tạo của Cty CP Thiên Nam sẽ đứng vững trên thị trường xây dựng trong và ngoài tỉnh.
Trà Vân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà